Dấu hiệu nhận biết và xử lý vết loét nhiễm trùng

Vết thương hở một khi nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ chuyển biến thành vết loét nhiễm trùng. Hậu quả rất nghiêm trọng có thể là: nhiễm trùng máu và các cơ quan khác, hoại tử mô…. Vậy nên cần nhận biết sớm các dấu hiệu của vết loét bị nhiễm trùng để có các bước xử lý đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Dấu hiệu vết loét nhiễm trùng

Da sẽ là hàng rào bảo vệ cho cơ thể tránh khỏi những tác nhân gặp phải từ bên ngoài. Khi xuất hiện vết thương hở, hàng rào đó mất đi khả năng tự bảo vệ vốn có vì bị tổn thương. Số lượng vi khuẩn tấn công vào quá nhiều mà hệ miễn dịch không đủ sức để thể chống lại sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Sau đây là một số dấu hiệu nhân biết khi vết loét bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.

Vết loét nhiễm trùng là dấu hiệu bất thường không nên bỏ qua
  • Sốt

Đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể khi xảy ra phản ứng viêm. Khi gặp vết thương nặng,cơ thể bạn có thể sốt nhẹ dưới  38 độ C. Với trường hợp sốt cao trên 38 độ C và kéo dài thì đây là dấu hiệu cho thấy vết loét đã bị nhiễm trùng. Bạn cần lưu ý đến dấu hiệu này để có cách xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

  • Vết thương đau- sưng- nóng đỏ

Vết thương có thể đi kèm dấu hiệu như bị sưng tấy- nóng đỏ- rát. Lưu ý vì đây là dấu hiệu cho thấy phản ứng viêm đang xảy ra rất mạnh mẽ. Cơ thể bạn đang phải chống lại một lượng vi khuẩn lớn tấn công vào trong ổ tổn thương.

  • Vết thương chảy nhiều dịch và có mùi

Thông thường, những vết thương hở sẽ tiết dịch màu trong /có màu hơi vàng. Khi vết loét nhiễm trùng, dịch tiết ra sẽ thay đổi màu sắc như: vàng đậm hay màu xanh lá cây. Cùng với đó, nó sẽ đi kèm theo mùi hôi gây khó chịu. Cần theo dõi hàng ngày vết thương để kịp thời nhận ra sự thay đổi này.

  • Cảm giác đau tăng lên

Cảm giác đau đớn không hề thuyên giảm đi mà tăng lên thì là một dấu hiệu cảnh báo vết loét nhiễm trùng không thể bỏ qua. Thông thường, cảm giác đau chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ 2 sau khi bị thương và giảm dần vào những ngày sau đó. Nếu thấy không đỡ đau và thậm chí đau tăng lên hơn trước, bạn cũng nên lưu ý và cần can thiệp từ bác sĩ bởi vì vết thương khả năng cao đã bị nhiễm trùng.

  • Cơ thể mệt mỏi

Khi cơ thể bạn bị tấn công liên tục với một số lượng lớn tác nhân có hại, cảm giác mệt mỏi/ yếu ớt không thể tránh khỏi. Cùng với đó, bạn cũng sẽ thấy đau nhức, ăn không ngon miệng/ không muốn ăn.

Vết loét nhiễm trùng nguy hiểm không ?

vết loét nhiễm trùng
Vết loét nhiễm trùng lâu lành hơn những vết thương khác

Nhiễm trùng- đây là trạng thái cấp tính. Nếu như không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả rất khó lường trước. Tình trạng vết loét nhiễm trùng kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

  • Vết thương để lại sẹo xấu

Nhiễm trùng vết thương sẽ gây ra những tổn thương sâu ở các lớp da dưới và lan rộng. Bởi vậy, trong quá trình phục hồi sau tổn thương, nguy cơ rất cao sẽ để lại sẹo xấu. Tùy thuộc vào vị trí, mức độ vết loét nhiễm trùng mà xuất hiện những loại sẹo khác nhau như: sẹo lõm, sẹo lồi,….

  • Viêm mô các tế bào

Đây xem là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở phần da và các mô dưới da thường gặp nhất do Staphylococci hay Sterptococci. Viêm mô tế bào sẽ gây nên: sưng- đỏ- đau ở những vùng da chịu sự tác động. Trong các trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị sốt và có các hạch bạch huyết ở tại khu vực đó sưng to.

  • Viêm cân mạc hoại tử

Là hiện tượng nhiễm trùng vết loét nghiêm trọng gây nên bởi vi khuẩn Aeromonas Hydrophila. Đây là chủng vi khuẩn có khả năng sẽ tiêu diệt các tổ chức cơ cũng như làm tổn thương hoại tử một cách rất nhanh chóng. Hậu quả mang đến là người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp lan ra trên khắp cơ thể.

  • Nhiễm khuẩn huyết

Nhiễm khuẩn huyết đây là tình trạng nhiễm khuẩn đã chuyển sang rất nặng, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Theo như các chuyên gia y tế, nếu có thể sống sót sau khi bị nhiễm trùng huyết, thì trong vòng 1 năm tỷ lệ tử vong vẫn có thể lên tới là 26%. Từ đó có thể thấy rằng, căn bệnh này sẽ để lại rất nhiều di chứng nguy hiểm nặng nề cho người bệnh như: giảm đi khả năng vận động, kém minh mẫn, giảm nhận thức….

Với những tổn thương đã ăn sâu và lan rộng, thì tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết sẽ tăng cao. Chính vì vậy cần phải xử lý vết thương càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nguy hiểm về sau này.

Vết loét nhiễm trùng bao lâu thì lành?

Tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí nhiễm trùng nên thời gian phục hồi của tổn thương sẽ là khác nhau. Nếu như được phát hiện, xử lý đúng cách, kịp thời thì những vết thương sẽ nhanh chóng se lại và bắt đầu lên da non khoảng vài ngày sau đó. Với những vết thương nặng thì cần thời gian chăm sóc lâu hơn cùng với biện pháp đặc trị.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Có cần uống kháng sinh khi vết loét nhiễm trùng?

Vết loét nhiễm trùng nên sử dụng thuốc kháng sinh (theo chỉ định của bác sĩ)

Với những vết thương/ vết loét nhiễm trùng do vi khuẩn, việc sử dụng thêm kháng sinh là điều cần thiết. Tuy vậy, việc dùng thuốc cần có sử chỉ dẫn của bác sĩ vì:

  • Khi tự ý sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc vi khuẩn.
  • Thông thường, thì một đợt sử dùng kháng sinh kéo dài từ 7-10 ngày.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *