Trong sinh hoạt, lao động hàng ngày, việc bị thương ngoài da là chuyện rất thường gặp phải. Những vết thương hở có thể rất nhỏ chỉ từ một vết xước da, đứt tay, vết kim đâm cho tới những vết thương ở dạng lớn hơn như: rách da mảng lớn,đứt da sâu… Các vết thương này đều cần có cách xử lý kịp thời, đúng lúc tránh việc nhiễm trùng vết thương hở có thể xảy ra.
Contents
Xử lý các vết thương hở
Với những vết thương do tai nạn sinh hoạt hay lao động gây rách và chảy máu da, kèm theo đó là bị tổn thương phần mềm. Ngay sau thời điểm vết thương xuất hiện đã xuất hiện những nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác, thông qua các vết thương hở này để thâm nhập vào bên trong cơ thể chúng ta. Phân loại vết thương sớm đến bệnh viện trước 6h được xem là vết thương sạch, vết thương đến muộn hơn 6 giờ là vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều lần bình thường.
Đối với trường hợp các vết thương hở nhưng nông, nhỏ gọn, sạch thì có thể rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, và băng kín lại vết thương. Xử lý những vết thương phần mềm cần phải kịp thời cầm máu, tránh làm cho vết thương nhiễm khuẩn thêm. Với vết thương có thêm dị vật cần phải nhẹ nhàng rút ra, tránh làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh bên trong.
Với các vết thương hở dài và sâu, có thể đi kèm theo đó là dập nát các tổ chức hay các vết bẩn cần phải được xem xét cắt lọc, cần tiến hành làm sạch sớm, sát trùng vết thương hở và khâu phục hồi vết thương. Khi khâu sau đó cần phải theo dõi và điều trị kết hợp bằng kháng sinh trong khoảng 7 -10 ngày để tránh xảy ra nhiễm trùng vết thương hở. Đa phần các vết thương có thể được cắt chỉ sau khi khâu từ sau 10 – 14 ngày tùy thuộc vào vị trí. Với những vết thương tại vùng mặt là vùng được tưới máu nhiều nên thường vết thương sẽ liền nhanh, có thể tiến hành cắt chỉ chỉ sau 10 ngày.
Có nên băng kín vết thương không?
Có rất nhiều suy nghĩ cho rằng nên để vết thương “thở”, không cần phải băng bó lại sau khi đã được làm sạch. Tuy vậy việc làm này có thể sẽ khiến cho một vài vết thương hở phải tiếp xúc với nhiều tác nhân gây nên nhiễm trùng hơn. Việc để cho vết thương hở không băng lại không thế sẽ không thể giúp ích gì cho quá trình lành thương cả. Việc làm tốt nhất để cho quá trình lành thương được diễn thuận lợi và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở đó là phải giữ độ ẩm đủ cho vết thương bằng sử dụng một số loại thuốc mỡ, ngăn ngừa không cho vết thương bị khô và đóng vảy, vì khi vết thương đã bị đóng vảy sẽ mất thời gian lâu hơn để cho vết thương được lành lại như thường.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương hở
Một số dấu hiệu để nhận biết việc nhiễm trùng vết thương hở bao gồm như sau:
- Vết thương chảy nhiều dịch màu vàng / dịch màu xanh lá cây, có / không kèm theo mùi hôi. Nếu như mủ chảy ra có màu xanh lá cây hay có mùi khó chịu thì chắc chắn rằng vết thương đã bị nhiễm trùng.
- Vết thương đau nhiều hơn, có dấu hiệu bị sưng đỏ hoặc bị tấy.
- Vết thương thay đổi màu sắc /kích thước so với ban đầu. Vùng da bị đỏ lan rộng khoảng từ 2 tới 3 mm ở quanh miệng của vết thương là bình thường nhưng nếu như lan rộng thêm hơn nữa thì cần lưu ý đến vấn đề này ngày.
- Xuất hiện thêm các vệt đỏ trên da tại xung quanh của vết thương.
- Bệnh nhân bị sốt cao
- Cảm giác đau đớn không thuyên giảm đi. Thông thường hiện tượng đau – sưng chỉ lên đến đỉnh điểm vào ngày thứ hai và sẽ giảm dần sau đó.
- Người bệnh có vẻ rất yếu ớt, mệt mỏi.
- Ngoài những biểu hiện ở trên thì bạn có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và bị nôn. Cảm giác nôn nao trong người sẽ đi kèm sự khó chịu của cơ thể và sẽ khiến cho bạn càng không muốn ăn. Có thể cảm thấy đau ở cơ bắp và ở một số vị trí trên cơ thể. Ho / khó thở, nhịp thở nhanh nhưng ngắn cũng là một dấu hiệu phải chú ý.
Xử lý vết thương hở bị nhiễm trùng?
Xử lý tình trạng nhiễm trùng vết thương hở còn tùy thuộc nhiều vào mức độ nặng- nhẹ, vị trí vết thương, hay thực trạng tình hình sức khỏe và thời gian đã vết thương xuất hiện. Nếu như vết thương chỉ bị đỏ nhẹ, có thể thấm hay chườm nước muối (dùng 2 muỗng cà phê muối sạch trong một lít nước), sau đó dùng lau khô vết thương, 3 lần mỗi /ngày, mỗi lần 15 phút, hay có thể sử dụng nước muối sinh lý cho tiện lợi. Nếu như vết thương đã được khâu thì tuyệt đối không được ngâm nước vì khi ngâm nước sẽ làm tăng nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng.
Sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị nhiễm trùn, thuốc giảm đau và sưng,kháng sinh. Trong trường hợp cần thiết có thể phẫu thuật để tiến hành làm sạch lại vết thương / giúp loại bỏ các mô đã bị nhiễm trùng, mô chết hoặc các dị vật có bên trong vết thương. Nếu cần thiết bác sĩ có thể rút mủ từ da để cải thiện tình hình cho bệnh nhân.