Có nhất thiết phải dùng băng gạc rốn cho bé không

Có rất nhiều câu hỏi, băn khoăn đặt ra với bố mẹ khi chào đón thiên thần nhỏ của mình chào đời. Trong số đó thắc nhiều nhất trong những ngày đầu đời của bé đó là việc vệ sinh rốn bé. Băng gạc rốn là gì? Các sử dụng như thế nào và có nhất thiết cần phải sử dụng băng gạc rốn cho bé hay không? Hãy cùng giải đáp với bài viết dưới đây.

Thay băng gạc rốn cho bé

Băng gạc rốn cho bé rất quan trọng khi vệ sinh hàng ngày

Một trong những công việc quan trọng đầu tiên mà bố mẹ phải làm quen khi chăm sóc một trẻ sơ sinh chính là phải giữ gìn rốn và những khu vực xung quanh rốn của bé luôn được sạch sẽ. Thông thường, vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện hàng ngày và sau ngay sau khi bé chào đời và người chạm đến phần rốn trẻ đầu tiên chính là các y tá/ các bác sĩ. Khi bé được chuyển về giường mẹ sau đó, hàng ngày các y tá vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ mẹ trong việc chăm sóc rốn cho bé sau mỗi lần tắm cho tới khi mẹ và bé được xuất viện về nhà. Những lúc đó, các mẹ / người nhà sẽ được nghe các y tá hướng dẫn cách thay băng gạc rốn cho bé sơ sinh đúng chuẩn y tế để đảm bảo an toàn, không để bất cứ những biến chứng xấu nào có thể xảy ra với em bé của bạn. Sau đây là một số bước hướng dẫn cụ thể để bố mẹ tham khảo.

Như đã nói ở trên, việc thay băng gạc rốn cho bé thường được tiến hành ngay sau khi tắm bé. Lý do cũng rất đơn giản là bởi sau khi tắm, em bé sẽ được diệt khuẩn một phần do mồ hôi/ dịch và nhờ đó có thể ngăn ngừa được sự viêm nhiễm. Để thay băng gạc rốn cho bé, các mẹ/ người chăm sóc cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau:

  •  Một chai cồn 70 độ
  •  Bông băng
  •  Gạc vô trùng
  • Tăm bông vô trùng
  •  Băng dính y tế

Các bước thực hiện thay băng gạc rốn cho bé

Băng gạc rốn cho bé bảo vệ phần cuống rốn khỏi nước/ vi khuẩn
  • Bước 1: Rửa sạch sẽ tay trước khi tiến hành bằng nước và xà phòng, sau đó là khử khuẩn bằng cồn 70 độ.
  •  Bước 2: Nhẹ nhàng gỡ phần băng quấn rốn ra để tránh cho phần cuống rốn dính vào băng và bong ra khi chưa kịp khô. Nếu như băng quấn rốn quá dính, tốt nhất hãy nên dùng kéo để cắt đứt phần băng cũ.
  • Bước 3: hãy để ý quan sát, nhìn rõ những bất thường quanh chân rốn (nếu có) như sưng đỏ- có mủ- có máu hay có mùi hôi. Nếu thấy những bất thường trên cần phải đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm cho em bé.
  •  Bước 4: sử dụng cồn 70 độ thấm vào bông tăm đã diệt khuẩn và chấm quanh phần chân rốn, sau đó lau qua thật nhẹ. Nên nhớ là hãy lau sạch cả vùng da ở quanh rốn trong vòng bán kính 5cm trở lại.
  •  Bước 6: Đắp một miếng gạc vô trùng lên trên vùng rốn của bé, sau đó quấn băng băng gạc rốn cho bé lại để giữ ổn định phần cuống rốn khi cho bé mang tã.

Lưu ý: trong cách thay băng gạc rốn cho bé sơ sinh này, bạn phải sử dụng loại băng y tế mỏng và vô trùng hay có thể dùng miếng gạc rốn Hetis chống thấm nước để sử dụng cho bé. Tránh dùng băng vải quá kín và quấn quá chặt khiến cho phần cuống rốn khó khô và rất dễ mưng mủ. Trong vòng 2 đến 3 ngày, có thể dùng băng gạc rốn cho bé sau đó, khi thấy cuống rốn đã bắt đầu khô, có thể gỡ ra và đợi cho nó rụng đi tự nhiên, không nên cố giật ra dù khi ấy chỉ còn một sự liên kết rất lỏng lẻo.

Lưu ý khi chăm sóc rốn, thay băng gạc rốn cho bé

Miếng dán rốn thông minh được rất nhiều mẹ tin tưởng sử dụng

Gữi khô thoáng, vệ sinh hàng ngày và để cho rốn trẻ rụng tự nhiên là những yếu tố quan trọng giúp cho bé tránh khỏi những biến chứng nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm mà không ai mong muốn gặp phải. Thông thường, sau từ 7 – 10 ngày sau sinh, các bé đều có thể rụng rốn nhưng với một số bé có thể sẽ rụng chậm hơn khoảng một vài ngày sau đó. Điều này cũng là bình thường và bố mẹ không có gì phải quá lo lắng. Nếu như muốn đảm bảo hơn trong khi chăm sóc rốn cho bé sơ sinh, bố mẹ nên nhớ những điều sau đây:

  • Luôn tuân thủ,thự hiện đúng cách quấn băng rốn cho trẻ sơ sinh, không được dùng băng quấn quá dày hay là quấn quá chặt vì như vậy sẽ dễ khiến vết thương bị mưng mủ.
  • Khi mang tã cho bé, phải nhớ luôn mặc dưới rốn để tránh cho nước tiểu và những chất thải dính lên vùng rốn khi chưa kịp khô.
  • Với băng gạc rốn cho bé cần phải vô trùng, không được dùng vải tùy tiện để vệ sinh rốn cho bé.
  • Không nên dùng thuốc bột dân gian/ thuốc lá bôi tùy tiện, thoa lên rốn bé.
  • Khi nhận thấy rốn của bé có dấu hiệu như: sưng đỏ- mưng mủ- rỉ dịch hôi / chảy máu/ chồi hạt mọc trong hoặc rốn quá 3 tuần khi chưa rụng thì cần phải ngay lập tức đưa trẻ đi khám tái các cơ sở y tế gần nhất.

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *