Cơ thể của trẻ sơ sinh còn khá yếu nên có khả năng bị nhiễm trùng là rất cao, đặc biệt là nhiễm trùng rốn nếu như không được chăm sóc đúng cách. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh rất cần thiết để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng rốn, tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hại cho trẻ, tỷ lệ tử vong sau sinh tăng. Chính bởi thế cách chăm sóc rốn cho trẻ như thế nào cho an toàn, loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng cũng rất quan trọng.
Contents
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh- Dây rốn là gì ?
Dây rốn được hình thành trong khoảng tuần thứ 7 trở đi của thai kỳ. Dây rốn chính là con đường để cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho trẻ phát triển, đồng thời đây cũng là con đường mà em bé thải bỏ đi các chất cặn bã.
Ngay sau khi em bé ra đời, dây rốn sẽ không còn cần thiết nữa bởi vì em bé có thể được cho bú, tự thở cũng như tự đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể mà không cần đến sự xuất hiện của dây rốn. Bởi vậy, sẽ được cắt dây rốn đi sau khi em bé được sinh ra. Dây rốn sẽ được bác sĩ kẹp và cắt, sẽ chỉ để lại một đoạn dài từ khoảng 2 đến 3 cm tính từ rốn của trẻ. Khi đó, bé rất cần được chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cẩn thận đúng cách bởi vùng rốn của trẻ để rốn nhanh lành lại và tránh hiện tượng bị nhiễm trùng.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Sau đây là những bước hướng dẫn đúng để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bao gồm tất cả các mẹo để chăm sóc vùng rốn, phát hiện sớm nhất các dấu hiệu nhiễm trùng và nắm được khi nào em bé của mình cần đến gặp bác sỹ.
- Cố gắng giữ cho phần cuống rốn được sạch: nếu như thấy cuống rốn của trẻ bị dính dịch hoặc bẩn, hãy sử dụng một miếng khăn sạch để vệ sinh hay rửa lại với nước ấm sạch. Tiếp sau đó, hãy lau khô bằng một miếng khăn cottong sạch không dính lông ( tốt nhất là dùng loại chuyên dụng cho trẻ sơ sinh) để loại bỏ đi lượng nước cũng như độ ẩm còn sót lại trên da. Với trẻ sơ sinh không được sử dụng cồn hoặc xà phòng để vệ sinh vùng cuống rốn cho bé bởi vì có thể sẽ gây kích thích cho da của em bé.
- Giữ cuống rốn được khô: bố mẹ hãy để phần cuống rốn tiếp xúc nhiều hơn với không khí để cho cuống rốn được khô nhanh hơn. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, khi cho bé sử dụng bỉm, cố gắng không được để cho bỉm của bé phủ lên trên phần cuống rốn. Với những ngày thời tiết ấm áp hơn, hãy mặc cho bé quần áo với chất liệu thoáng mát để cho cuống rốn được thoáng khí nhất có thể.
- Chú ý khi tắm cho trẻ: Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không nên nhúng phần cuống rốn của bé xuống trực tiếp nước cho đến khi bé rụng rốn hẳn, bởi vậy, bố mẹ cần phải rất thận trọng khi tiến hành tắm cho bé khi mà bé chưa rụng rốn hẳn. Khi bé đã rụng rốn hẳn, bạn có thể tắm cho bé trong chậu / trong bồn tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, không nên tắm chung cho bé với những vật dụng của người lớn.
- Cẩn thận khi thay bỉm/ tã cho trẻ: với môt số loại bỉm/ tã cho trẻ sơ sinh hiện nay có thiết kế khoét chữ V tại vùng rốn cho trẻ, nhưng một số loại khác thì không có thiết kế như thế. Với trường hợp này, khi sử dụng tã/bỉm cho bé, bạn nên cuộn lại phần cạp của bỉm/ tã xuống để cho phần cạp của bỉm/ tã không được đè lên vùng cuống rốn của trẻ sơ sinh. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh nên thận trọng khi thay tã/ để tránh để phần dịch bẩn không chảy vào khu vực phần cuống rốn của trẻ sơ sinh.
- Lựa chọn trang phục cho trẻ: bố mẹ hãy lựa chọn những loại trang phục áo /quần có thiết kế khuyết phần cắt gần khu vực rốn của trẻ, tránh mặc những trang phục body, áo liền quần vì vùng rốn sẽ bị bé, không được thoáng khí.
- Hãy để cuống rốn rụng tự nhiên: bố mẹ/ người chăm sóc không nên tác động vào phần cuống rốn của trẻ để cho cuống rốn rụng vì việc làm này sẽ có thể dẫn đến tình trạng bị chảy máu. Thay vào đó, chăm sóc rốn trẻ sơ sinh hãy cố gắng để cho phần cuống rốn của trẻ rụng một cách tự nhiên.
Khi nào rốn của bé sẽ rụng?
Vốn dĩ cuống rốn của trẻ là một mô sống, vì thế sẽ phải mất một chút thời gian để cho phần cuống rốn rụng- khô ra một cách tự nhiên nhất. Bố/ mẹ sẽ thấy có một chút máu rỉ ra / một vài miếng mô nhỏ rơi ra tại vùng rốn, điều đó là hoàn toàn bình thường. Vết thương sau khi đã lành lại sẽ trở thành rốn của trẻ. Với vùng rốn thông thường sẽ mất khoảng từ 5 đến 15 ngày để lành lại, đôi khi sẽ là lâu hơn. Nếu dây rốn không khô và rụng sau vài tuần hãy đưa bé đến gặp bác sỹ để có biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Khoảng sau 2 tuần, vùng gốc của dây rốn sẽ lành lại hoàn toàn và từ đó trở thành rốn của trẻ.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh- Dấu hiệu nhiễm trùng:
Khi cuống rốn của trẻ chưa rụng hẳn, hãy đảm bảo rằng phần gốc rốn còn lại sẽ không bị nhiễm trùng. Nếu như trẻ bi sinh non / có cân nặng khi sinh thấp, bạn thậm chí còn phải chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cẩn thận hơn / nếu cuống rốn mà rụng quá sớm bởi có thể rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh chú ý nếu có những dấu hiệu bất thường sau dây hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế:
+ Sưng / đỏ vùng cuống rốn, vùng bụng
+ Chảy máu thường xuyên
+ Chảy mủ /dịch màu vàng hoặc trắng
+ Dịch chảy ra ở vùng rốn có mùi khó chịu
+ Đau ở vùng rốn khi chạm nhẹ vòa
+ Nổi cục/ u chứa đầy dịch bên trong
+ Trẻ sốt > 38 độ C
+ Bé lừ đừ, dễ cáu gắt và bú kém/ bỏ bú
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường này, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.