Để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương hở thì ngoài yếu tố chăm sóc vệ sinh đúng cách thì yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành để bạn có được vết thương lành nhanh và không để lại sẹo.
Contents
Vết thương hở là vết thương gì?
Vết thương hở là những chấn thương gây ra do bị rách da, đâm thủng hoặc do bị cắt. Dấu hiệu của nó chính là việc tấy đỏ xung quanh da, chảy máu cùng sưng…. bên cạnh đó bệnh nhân sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu đau đớn trên bề mặt da.
Đối với vết thương hở nhỏ bạn không cần đến bệnh viện mà có thể chăm sóc ngay tại nhà. Song đối với những vết thương lớn, tổn thương sâu, chảy máu nhiều và diện tích lớn thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện tránh nhiễm khuẩn vết thương.
Chăm sóc vết thương hở như thế nào là đúng?
quá trình chăm sóc vết thương hở sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Rửa tay
Trước khi sơ cứu vết thương hở thì việc đầu tiên là bạn nên làm sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nếu có găng tay y tế thì nên sử dụng để tránh tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương gây nhiễm trùng
Bước 2: Cầm máu
Bạn hãy dùng 1 miếng băng hoặc vải sạch đắp lên vết thương sau đó dùng lực ép để cầm máu. Nếu không có băng gạc thì bạn có thể dùng trực tiếp bàn tay của mình để ngăn vết thương chảy máu. Để vùng tổn thương cao hơn tim để giảm áp lực máu tới
Bước 3: Làm sạch vết thương
Bạn nên rửa vết thương trong 5-10 phút bằng nước muối rồi dùng khăn sạch lau đi. Nếu vết thương do dị vật đâm sâu thì đừng tự ý rút ra mà hãy quấn khăn vải xung quanh đến ngay cơ sở y tế để được xử lí.
Tuyệt đối không nên sử dụng cồn hay oxy già rửa vết thương vì nó sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi trên da khiến vết thương xót và lâu lành hơn
Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh
Với vết thương nhỏ bạn hãy dùng một lớp kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ để bôi lên. Tuyệt đối không rắc bột kháng sinh lên vết thương vì có thể gây nhiễm khuẩn và chậm lành
Bước 5: Băng kín vết thương
Sau khi đã cầm máu rồi bạn hãy băng bó vết thương thật cẩn thận không nên buộc quá chặt vì nó sẽ cản trở lưu thông máu.
Bước 6: Thay băng
Bạn nên thay băng bị ướt hoặc bẩn ngay lập tức. Sau 2 ngày vết thương gây ra bạn nên rửa và bôi thuốc kháng sinh lên
Bước 7: Theo dõi vết thương
Bạn nên theo dõi vết thương thường xuyên nếu có dấu hiệu sưng đỏ, đau nhức có mủ…. Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám
Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành
Bên cạnh việc chăm sóc vết thương hàng ngày thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Những thực phẩm bạn nên ăn
- Bạn nên bổ sung các loại thức ăn giàu sinh dưỡng như thịt, cá, trứng….. cùng các loại đậu kích thích tế bào mới và nhanh lành vết thương
- Ngoài ra cũng nên bổ sung các loại thực phẩm như sắt, axit folic, vitamin B12… từ gan. trứng, sữa, rau xanh….thúc đẩy quá trình tạo máu. Máu sẽ được đưa đến các vùng tổn thương tiêu diệt vi khuẩn đồng thời dọn dẹp xác vi khuẩn
- Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B, E để giúp vết thương nhanh lành. Vitamin C sẽ tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên ăn nhiều các loại cá, thịt gia cầm, trứng, ốc…. giàu kẽm và selen để chống nhiễm khuẩn thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Những thực phẩm nên kiêng
- Không nên ăn các loại thực phẩm như thịt gà, đồ nếp vì sẽ gây mưng mủ vết thương và để lại sẹo
- Không ăn rau muống vì sẽ có thể gây sẹo lồi
- Không ăn thịt bò vì sẽ để lại sẹo thâm
- Không nên ăn quá nhiều hải sản
- Bên cạnh đó bệnh nhân cũng không nên sờ vào vết thương nhiều vì có thể gây nhiễm khuẩn. Không tự ý đắp kháng sinh hay sử dụng bài thuốc dân gian nào.
Trên đây chúng tôi vừa giải đáp đến bạn Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương hở nhanh lành. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được một chế độ chăm sóc vết thương đúng cách và an toàn nhất.