Chăm sóc vết thương tại nhà- Những điều cần lưu tâm

Chăm sóc vết thương tại nhà, rửa vết thương, thay băng là một trong những kỹ thuật cơ bản, thực hiện không khó. Nhưng nếu không làm kỹ thuật, đúng quy trình, sẽ làm cho vết thương gặp tình trạng nặng hơn, như: nhiễm trùng, hoại tử vết thương… làm vết thương khó điều trị và thời gian lành sẽ lâu hơn bình thường.

Chăm sóc vết thương tại nhà- chuẩn bị dụng cụ.

Chăm sóc vết thương tại nhà, cần chuẩn bị 1 số dụng cư cơ bản như, kìm, bông/băng, dung                                                       dịch sát khuẩn
  • 2 kềm ( kìm).
  • Chén/ hộp đựng dung dịch rửa vết thương.
  • Dung dịch sát trùng da: Povidine, NaCl 0.9%
  • Bông đã viên tròn.
  • Gạc miếng.
  • Gòn bao dầy mỏng tùy theo tình trạng vết thương.
  • Găng tay sạch.
  • Kềm gắp băng bẩn ( dơ).
  • Giấy lót bên dưới vết thương.
  • Túi riêng đựng rác thải y tế.
  • Băng keo.
  • Thau riêng đựng dung dịch khử khuẩn.

Chăm sóc vết thương tại nhà- chuẩn bị rửa vết thương

  • Địa điểm rửa vết thương: tốt nhất nên làm trong phòng vô khuẩn, hoặc phòng sạch và có đủ ánh sáng.
  •  Dụng cụ rửa vết thương cần chuẩn bị đầy đủ trước, yêu cầu người rửa vết thương cần đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn, dụng cụ dùng để rửa vết thương phải là dụng cụ vô khuẩn hoặc đã qua nước sát khuẩn.
  • Động viên tinh thần cho người bệnh, không gây stress, khó chịu và kích động trong quá trình rửa vết thương.
  • Trước khi vệ sinh vết thương nên để dưới vết thương một tờ báo/ giấy nilon, việc này giúp cho quá trình thay rửa vết thương không làm bẩn giường, sàn nhà, ga gối…
  • Hãy để bên cạnh người rửa vết thương một túi đựng các loại bông lau rửa vết thương, băng bẩn…
Chăm sóc vết thương tại nhà đúng cách sẽ không để lại sẹo hay                                   vết thâm.

Rửa vết thương

  1. Nếu vết thương đã được băng trước đó: Cởi bỏ băng cũ cho vết thương, lưu ý khi tháo băng chỉ chạm vào phần băng còn sạch, nên dùng kẹp để lấy băng ra nếu băng quá bẩn, việc vô tình chạm vào phần bẩn của băng có thể làm tay người thao tác bị bẩn và dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng thứ phát cho vết thương. Có thể lấy kéo cắt băng nếu băng khó tháo, nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây thêm tổn thương cho vết thương. Tới lớp băng cuối, nếu vết thương bị dính hãy nên dùng nước muối sinh lý tưới lên phần băng gạc đến khi lấy băng ra được dễ dàng.
  2. Kỹ thuật rửa vết thương: Cần đánh giá và quan sát kỹ tình trạng vết thương-> lấy một kẹp sạch (vô khuẩn) gắp bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn tiếp đó chuyển phần bông được nhúng sát khuẩn sang kẹp thứ 2 dùng để rửa vết thương lưu ý rửa từ trong ra ngoài, trên xuống dưới. Lặp lại thao tác trên cho tới khi vết thương sạch, chú ý không được làm bẩn kẹp dùng để nhúng bông vào dung dịch sát khuẩn. Sau vết thương được bằng dụng dịch sát khuẩn, dùng gạc nhúng vào dung dịch nước muối sinh lý-> vắt khô và thấm khô vết thương, tiến hành lau xung quanh vết thương.

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương tại nhà

  • Với vết thương nhiễm trùng, chú ý là cần nặn hết mủ của vết thương đồng thời lấy hết phần da chết ở vết thương, rửa bằng nước muối sinh lý nhiều lần với vết thương. Lần rửa cuối bằng oxi già nếu vết thương có bụi bẩn hay dị vật bên trong cần làm cho trôi ra ngoài bởi khả năng sủi bọt đẩy dị vật có trong thành phần của oxi già. Nếu vết thương không bẩn/ không nhiễm khuẩn thì không nên dùng oxi già bởi vì có thể gây nên những tổn thương  với cả các tế bào lành.
  • Với vết thương nhẹ , không bị nhiễm trùng hay mưng mủ chúng ta có thể thực hiện việc rửa, vệ sinh vết thương tại nhà bằng nước muối sinh lý, 4h/ lần để đảm bảo vết thương sạch sẽ. Có thể sử dụng một số loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, không nên băng vết thương quá kín dẫn đến lâu lành, hãy băng nhẹ, nếu có thể không cần sử dụng băng gạc để vết thương khô và lành tự nhiên.
  • Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng cần lưu ý:
Chăm sóc vết thương tại nhà nên kiêng 1 số loại thực phẩm như: thịt bò, hải sản, rau                     muống để vết thương nhanh lành , không để lại sẹo thâm.

Rau muống: có tính mát, vị ngọt, theo đông y thì rau muống có tác dụng kích thích sinh da non, giải độc. Tuy nhiên khi có vết thương nên kiêng ăn rau muống, bởi quá trình thúc đẩy quá mạnh trong trình tái sinh tế bào, tăng sinh mạnh mẽ collagen và điều này khiến cho tình trạng tái tạo thừa da và đùn lên, hình thành sẹo lồi.

Thịt gà: vết thương đang lên da non thì không nên ăn thịt gà ( theo kinh ngiên dân gian), bởi sẽ làm vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành hơn.

Thịt bò: có chứa nhiều dưỡng chất, nhưng đối với vết thương đang lên da non thì không nên ăn. Bởi vì sẽ khiến vết thương sậm màu hơn và khiến có thành sẹo thâm.

Chế độ nghỉ ngơi cùng nên sắp xếp khoa học và hợp lý với tình trạng vết thương.

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *