Chăm sóc vết thương bỏng đúng cách, hạn chế để lại sẹo

Chăm sóc vết thương bỏng dúng cách sẽ giúp bạn giảm bớt đau đớn. Bỏng gây ra những tổn thương trên bề mặt da và nguy cơ cao để lại các vết sẹo sau đó. Tuy vậy, nếu thực hiện đúng cách điều trị cũng như chăm sóc vết thương bỏng cẩn thận, bạn có thể giảm thiểu tối đa sẹo xuất hiện khi vết bỏng đã lành. bỏng đã lành.

Chăm sóc vết thương bỏng- sơ cứu 

Chăm sóc vết thương bỏng nên rửa vết thương dưới vòi nước mát và không quá lạnh ít nhất từ 10-20 phút ngay sau khi bị bỏng hạ nhiệt cho da cũng như giảm thiểu hình thành sẹo bỏng. Tình trạng da bị bỏng sẽ có nguy cơ tiếp tục làm tổn thương trừ khi bạn ngay lập tức làm mát nó. Điều quan trọng cần chú ý là bạn hãy chỉ sử dụng nước mát và tuyệt đối không bao giờ dùng đá lạnh vì việc làm này rất dễ gây tổn thương đến các thần kinh. Có thể tiến hành ngâm ngay vùng da bị bỏng dưới nước mát hoặc dùng gạc có thấm nước để phủ lên vết bỏng tị những vị trí khó ngâm.

Xác định mức độ bỏng

Chăm sóc vết thương bỏng cần xác định vết bỏng ở mức độ nào.

Để chăm sóc vết thương bỏng tốt nhất cần nắm được: có 3 mức độ bỏng khác nhau từ bỏng độ 1- độ  3. Mỗi độ bỏng được xác định dựa vào mức độ nghiêm trọng của những tổn thương trên da. Độ 1 là tình trạng bỏng nhẹ nhất và độ 3 là tình trạng bỏng nghiêm trọng nhất:

  • Độ bỏng 1: da bị đỏ hoặc đã bị lột da.
  • Độ bỏng 2: da đã xuất hiện những vết phồng rộp và tại một số vùng da đã trở nên dày hơn so với khu vực khác.
  • Độ bỏng 3: vùng da dày và lan rộng, chuyển thành màu trắng tại chỗ vết thương.

Cũng có những vết bỏng được xếp vào độ 4. Độ bỏng này bao gồm tất cả những triệu chứng bỏng độ 3 đồng thời đã đi sâu vào trong gân và xương.

Nguyên nhân xảy ra bỏng

Vết bỏng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Các chất lỏng nóng / đang sôi tràn ra ngoài;
  • Bỏng do tiếp xúc với hóa chất;
  • Bỏng điện
  • Bởi hoả hoạn, kể cả chỉ là ngọn lửa từ que diêm,  bật lửa hay nến.
  • Bỏng do tiếp xúc với ánh nắng cao, kéo dài thời gian lâu.

Mức độ bỏng thường sẽ không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết bỏng. Ví dụ như bỏng do nước sôi sẽ có nguy cơ gây ra ở cả ba mức độ bỏng, điều này sẽ còn tùy thuộc vào độ nóng của chất lỏng cũng như thời gian da đã tiếp xúc .

Với trường hợp bỏng do điện và hóa chất cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức bởi vì nếu chậm trễ chúng sẽ có nguy cơ ảnh hưởng sâu vào bên trong cơ thể, ngay cả khi chỉ thấy da bị tổn thương rất nhỏ.

Chăm sóc vết thương bỏng- giảm sẹo 

Chăm sóc vết thương bỏng với nước mát từ 15- 20 phút để đạt hiệu quả cao.

Chăm sóc vết thương bỏng đúng cách, kịp thời sẽ hỗ trợ vết thương lành nhanh cũng như giảm sẹo hiệu quả. Cần lưu ý một số điều sau đây để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị:

  • Mặc các loại quần áo có tác dụng tạo áp suất giúp hỗ trợ giảm thiểu sẹo bỏng. Tuy nhiên, không nên băng bó vết bỏng,  mặc quần áo tạo áp suất mà không có sự giám sát trực tiếp của các bác sĩ bởi có thể chúng không phù hợp với vị trí vết bỏng (phương pháp này hiện chưa phổ biến trong quá trình điều trị tại Việt Nam).
  • Cố gắng giữ các vết bỏng được khô thoáng và sạch sẽ, đồng thời không nên chạm vào chúng. Nếu có những vết phồng rộp không được làm vỡ bởi không chỉ làm chậm quá trình lành thương mà nó còn làm cho bạn có nguy cơ rất cao bị sẹo.  Chính vì điều này mà tạo điều kiện thuận lợi đưa vi trùng và vi khuẩn vào bên trong các bề mặt mở trong da làm cho tỉ lệ nhiễm trùng tăng cao. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên làm vỡ chúng nhé, hãy để chúng xẹp đi tự nhiên.
  • Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp massage để giảm thiểu sẹo bỏng xuất hiện thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Liệu pháp chăm sóc vết thương bỏng này giúp lớp da dày được làm mềm, hạn chế hình thành sẹo, tuy thế đây là cách điều trị không phải thích hợp cho tất cả các vết loại bỏng. Chăm sóc vết thương bỏng tốt giúp giảm sẹo sau khi vết sẹo đã xuất hiện, nhưng bạn chỉ nên thực hiện thông qua trị liệu phục hồi chức năng bằng một liệu pháp massage.
Chăm sóc vết thương bỏng hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
  • Ăn thường xuyên các loại thực phẩm như: cá, rau củ và trái cây tươi . Trong những thực phẩm này có chứa tất nhiều chất chống oxy hoá tự nhiên, đẩy nhanh quá trình chữa lành và giảm thiểu sẹo bỏng, ngăn vi khuẩn xâm nhập. Hãy hạn chế dùng nhiều đường, thuốc lá, caffeine bởi những chất này sẽ ngăn cản lượng máu lưu thông tới vết thương, làm sẹo xuất hiện hoặc làm tình trạng sẹo nặng hơn.
  • Đảm bảo uống đủ từ 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. 70 % cơ thể là nước sẽ được truyền khắp cơ thể, giúp giữ ẩm cho da. Độ ẩm được coi là chìa khóa cho sức khoẻ, da cũng như thế sẽ đẩy tiến trình chữa lành tự nhiên. Bởi vậy, dưỡng ẩm vừa đủ làn da sẽ giúp làm giảm thiểu sẹo hiệu quả.
  • Sử dụng gel nha đam bôi vào vết bỏng, sẽ làm mát và làm dịu ngay tức thì vùng da bị tổn thương cũng như việc chữa lành da được thúc đẩy việc chữa lành da, phòng ngừa sẹo. Nha đam vốn là một chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt và ngăn ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả. Bôi gel nha đam khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *