Chăm sóc vết mổ sau sinh có vai trò vô cùng quan trọng vì nếu không đúng cách nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ mách bạn cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách chuẩn khoa học.
Contents
Chăm sóc vết mổ sau sinh tại viện
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh quyết định trực tiếp đến việc vết sẹo có nhanh lành không có biến chứng hay không. Những ngày đầu tiên sau sinh mẹ sẽ được nằm ở viện và được các nhân viên y tế chăm sóc. bên cạnh đó mẹ cũng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng `1 số thuốc kháng sinh để giảm đau đồng thời co hồi tử cung để tránh nhiễm khuẩn và biến chứng. Trong thời gian này chị em tuyệt đối nên giữ gìn vết mổ không tự tháo băng cũng không làm ướt băng gạc…
Khoảng 2-3 ngày sau sinh sản phụ sẽ được nhân viên y tế đánh giá vết mổ. Nếu vết mổ khô không có dấu hiệu sưng đau hay chảy dịch thì bạn có thể để hở không cần băng. Trong trường hợp nếu vết mổ vẫn còn đau bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc.
Thời gian này nếu đi tắm bạn chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm để tránh chạm vào vết mổ. Lau đằng trước và sau để tránh nhiễm trùng sản phụ cũng lưu tâm không để vùng da xung quanh vết mổ nhiễm bẩn
Chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà
Sau sinh mổ sản phụ sẽ được viện khoảng 4-5 ngày rồi xuất viện trở về. Thời gian này bạn chăm sóc vết mổ tại nhà, chị em không nên sờ tay vào vết mổ không gãy để có phản ứng ngứa. Chị em có thể tắm bình thường rồi dùng khăn sạch để thấm khô vết mổ
Hiện nay, phần lớn các ca sinh mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu nên sản phụ không phải quay lại viện để rút chỉ.
Khi chăm sóc sản phụ tại nhà bạn nên lưu ý:
- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ
- Không tắm quá lâu không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương
- Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm
- Giữ vết mổ sau sinh khô thoáng
Vận động sau sinh mổ
Sau sinh mổ các sản phụ được khuyến cáo nên vận động để tăng lưu thông hoàn toàn giúp vết mổ nhanh liền chống dính ruột và nhanh hồi phục. Sản phụ được hướng dẫn vận động nhẹ nhàng tại giường trong ngày đầu tiên. Đến ngày thứ 3 thì sản phụ sẽ được tập đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường
Sau 4-6 tuần sau sinh bạn có thể tham gia các bài tập thể dục như bình thường
Dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh
6 giờ đầu sau sinh sản phụ tuyệt đối không được ăn gì chỉ được uống nước lọc và cháo loãng đế khi xì hơi được mới được ăn đa dạng hơn
CHế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh mổ cần lưu ý 1 số điều sau:
- Không ăn nhiều đường và các sản phẩm từ đậu tương vì có thể gây táo bón đầy hơi
- Tình trạng đầy hơi và táo bón có thể diễn ra khoảng 3-5 ngày do đó hãy uống thật nhiều nước tăng cường ăn rau xanh. Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hồi phục sức khỏe cũng như nguồn sữa dồi dào cho bé
- Tuyệt đối không nên ăn thực phẩm có tính hàn, tanh như hải sản… vì nó có thể gây khó khăn cho việc đông máu tại vết mổ, khiến vết thương lâu hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Không nên ăn rau muống thịt gà, gạo nếp, lòng trắng trứng gà… vì những thực phẩm này có thể gây sẹo lồi sau mổ đẻ.
KHi nào sản phụ cần đến bệnh viện kiểm tra vết mổ
Trong thời gian này nếu gặp 1 số triệu chứng sau sản phụ nên lập tức đến bác sĩ khám cụ thể:
- Đau bụng dưới dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ dù không động vào cũng rất đau và có thể là tổn thương bên trong
- Vết mổ sưng tấy vùng da xung quanh đỏ, nóng ran hoặc ngứa. Có dịch mủ chảy ra và có mùi hôi đây là dấu hiệu của việc nhiễm trùng
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Sản dịch sau sinh có mùi hôi là biểu hiện nhiễm trùng hậu sản
Chăm sóc vết mổ sau sinh có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản phụ. Chính vì thế bạn nên lưu tâm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.