Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật rất quan trọng, bởi bệnh nhân sẽ còn phải đối mặt với những vết mổ rộng và sâu. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đúng cách, hạn chế để nhiễm trùng sẽ giúp những tổn thương đáng có nhanh lành, không hình thành sẹo. Ngược lại, nếu phương pháp sai, vết mổ sẽ liền rất chậm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm thậm chí hoại tử và ảnh hưởng nguy hại đến tính mạng người bệnh.
Ba bước chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật an toàn
- Thay băng vết mổ
Sau cuộc phẫu thuật, vết mổ thường sẽ được băng kín để che chắn, bảo vệ, ngăn ngừa vi khuẩn cũng như mầm bệnh xâm nhập. đồng thời hạn chế ma sát với chăn màn/ quần áo. Người bệnh cần chú ý thường xuyên thay băng để đảm bảo vệ sinh vết mổ, tránh các mô mới mọc sẽ ăn sâu vào lớp băng gạc cũ.
- Vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn
Vết mổ được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn là bước rất quan trọng nhất, sẽ quyết định thành công của quá trình chăm sóc hậu phẫu. Nếu không được vệ sinh chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đúng cách, vết mổ sẽ bị nguy cơ bị nhiễm trùng cao, mưng mủ làm da khó liền lại được.
Nếu vết mổ thuộc nhóm vết thương hở nên rất cẩn trọng khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn. Oxy già/ cồn không khuyến cáo sử dụng bởi sẽ gây xót và phá hủy nguyên bào sợi, mô hạt, làm cho vết mổ lành chậm. Một số loại dung dịch sát khuẩn khác sẽ không đảm bảo hiệu quả sát khuẩn cũng như không giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết mổ.
- Dưỡng ẩm vết mổ
Khi vết mổ đã thấy khô se, không còn bị chảy dịch, bệnh nhân được các bác sĩ khuyên sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần sát khuẩn. Theo các nghiên cứu y học cho rằng, độ ẩm thích hợp của kem dưỡng sẽ đẩy nhanh sự lành thương.
Lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật tại nhà
- Không rắc thuốc kháng sinh, đắp lá lên vết mổ
Sử dụng thuốc kháng sinh rắc lên vết mổ sẽ dễ tạo thành lớp màng cứng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ ở sâu bên trong phát triển. Các loại thuốc kháng sinh này sẽ không thấm được sâu vào da nên chỉ có tác dụng trên bề mặt để sát khuẩn, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dị ứng thuốc và kháng thuốc.
Hiện tại trên nhiều địa phương, người bệnh vẫn còn có thói quen đắp lá thuốc lên trên vết mổ. Thực tế- đây là cách chữa bị nhiều bị chuyên gia lên tiếng chỉ trích vì hại nhiều hơn lợi. Các loại lá thuốc trong dân gian đều chưa có đủ những bằng chứng khoa học chứng minh về hiệu quả trị thương, vô khuẩn không được đảm bảo. Khi đắp trực tiếp lên vết mổ, sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và làm vết mổ lành lâu.
- Không để vết mổ ẩm ướt trong thời gian dài
24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tránh để vết mổ dính nước vào. Ở những ngày sau (nếu được bác sĩ cho phép) bệnh nhân có thể tắm rửa nhẹ nhàng,nhanh chóng bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ phù hợp. Quá trình này, bệnh nhân không được xả nước vào vết mổ trục tiếp. Nên băng vết mổ cẩn thận bằng băng gạc chống thấm để đảm bảo không làm nhiễm khuẩn vết mổ.
- Vận động hợp lý trong thời gian chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh không nên chỉ nằm một chỗ mà hãy vận động hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên chọn những hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ để tránh tác động lớn đến vết mổ.
Khi vận động xong, người bệnh cần nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để mau hồi phục.
- Một số thực phẩm cần kiêng khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Thịt gà và đồ nếp không nên ăn bởi những thực phẩm này có thể gây mưng mủ, cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ngay sau khi ăn những thực phẩm này. Không những thế, khi vết thương hồi phục còn có nguy cơ để lại sẹo lồi. Khi vết thương đang trong thời kì mọc da non nên kiêng hoàn toàn những thực phẩm này.
Không ăn rau muống vì có thể gây sẹo lồi khi đang có vết thương hở.
Hạn chế thịt bò vì có thể để lại các vết sẹo thâm trong khi vết thương phục hồi.
Nên hạn chế những hải sản, bởi đây là thực phẩm tanh sẽ gây dị ứng với người bệnh có vết thương hở.
Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật- khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh cần báo lại tình hình với bác sĩ hay đi đến tái khám sớm nếu thấy vết mổ sau phẫu thuật có những dấu hiệu bất thường sau đây: tăng dần sự đau/ nhức, bị sưng tấy hoặc đỏ, tăng tiết dịch từ vết thương, chảy mủ/ chảy máu, có mùi hôi, bị sốt > 38.5 độ C, bung chỉ khâu, vết thương không thu nhỏ mà có vẻ sâu hơn/ lớn hơn. Vùng da xung quang bị phù nề, sưng đau, ấn vào thấy phập phềnh, toàn thân người bệnh thấy mệt mỏi,lừ đừ, khó chịu
Đây chính là những biểu hiện của vết thương đã bị nhiễm trùng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để các chuyên gia y tế hỗ trợ đảm bảo an toàn, tránh những hậu quả nghiêm trọng.