Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng- những điều nên lưu tâm

Nhiễm trùng tại vết mổ là một biến chứng sau khi phẫu thuật, khiến kéo dài thời gian nằm viện cũng như giảm đi khả năng phục hồi bệnh. Vậy nên, người nhà cần phải biết cách để chăm sóc vết mổ nhiễm trùng sau khi ra viện, đồng thời nhận biết sớm hơn các dấu hiệu nhiễm khuẩn để xử lý kịp thời và hiệu quả nhất.

Vết mổ nhiễm trùng là gì?

Nhiễm trùng vết mổ: là tình trạng nhiễm trùng tại nơi vị trí phẫu thuật, thường sẽ xảy ra trong vòng sau 30 ngày với phẫu thuật không cấy ghép hoặc khoảng 90 ngày với phẫu thuật có cấy ghép thêm một số các bộ phận nhân tạo.

  • Những tác nhân gây ra nhiễm trùng vết mổ là gì?

Một số tác nhân gây khiến cho vết mổ bị nhiễm trùng hay gặp nhất là:
– Vi khuẩn Staphylococcus aureus (chiếm khoảng 30.4%)
– Vi khuẩn Coagulase- negative staphylococci (chiếm khoảng 11.7%)
– Vi khuẩn Escherichiacoli (chiếm 9.4%)
– Vi khuẩn Enterococcus faecalis (chiếm 5.9%)

  • Vết mổ nhiễm trùng được phân loại như thế nào?

Vết mổ nhiễm trùng sẽ được phân loại dựa vào mức độ sâu của vết mổ:
– Nhiễm trùng nông: liên quan đến da và những mô ở dưới da.
– Nhiễm trùng sâu: liên quan đến mô mềm sâu hơn như ở gân và cơ.
– Nhiễm trùng cơ quan: nhiễm trùng tại các cơ quan / khoang cơ thể được mở ra ở trong quá trình làm thủ thuật hay khi phẫu thuật.

Hoặc có thể phân loại vết mổ nhiễm trùng theo các mức độ như sau:
– Độ 1: nhiễm trùng da và ở chân chỉ đỏ.
– Độ 2: nhiễm trùng tại mô dưới da.
– Độ 3 nhiễm trùng gân và cơ.
– Độ 4: thấy được tạng và lớp phúc mạc che phủ.

Yếu tố tăng nguy cơ vết mổ nhiễm trùng là gì?

  • Yếu tố bệnh nhân

– Bệnh nhân đang mắc phải nhiễm trùng tại vùng phẫu thuật hay là những vị trí khác trên cơ thể.
– Bệnh nhận bị đa chấn thương, vết thương bị dập nát.
– Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
– Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng thuốc lá
– Béo phì /bị suy dinh dưỡng.
– Trước đó bệnh nhân có thời gian nằm viện dài trước khi mổ.
– Bệnh nhân có tình trạng bệnh càng nặng thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ càng cao.

  •  Yếu tố môi trường

– Vệ sinh tay trước khi phẫu thuật không đủ thời gian / thực hiện không đúng kỹ thuật.
– Xà phòng để khử khuẩn, vệ sinh vùng rạch da, cạo lông không đúng kỹ thuật và thời điểm.
– Thiết kế của buồng phẫu thuật, điều kiện tại khu phẫu thuật không được bảo đảm và việc kiểm soát nhiễm trùng, vô khuẩn không tốt.
– Dụng cụ y tế sử dụng không đảm bảo vô khuẩn. Nhân viên tham gia trong quá trình phẫu thuật không tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn.

  • Yếu tố phẫu thuật

–  Thời gian phẫu thuật càng dài thì nguy cơ vết mổ nhiễm trùng càng cao.
– Loại vết mổ như: phẫu thuật cấp cứu, phẫu thuật nhiễm và bẩn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với những loại phẫu thuật khác.
– Thao tác: trong quá trình phẫu thuật đã làm tổn thương, bầm dập nhiều các mô tổ chức, khiến mất máu nhiều, hay đã vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong khi phẫu thuật làm tăng thêm nguy cơ vết mổ nhiễm trùng.

Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng

  • Trước khi phẫu thuật

Hãy cho bác sĩ của bạn biết rõ về các vấn đề sức khỏe của bạn đang gặp phải như tình trạng dị ứng, tiểu đường, thuốc đang dùng điều trị… bởi vì có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật và cách thức để điều trị cho bạn

Bệnh nhân hút thuốc sẽ bị nhiễm trùng nhiều hơn, nên hãy bỏ thuốc lá

Không nên cạo râu, lông gần ở nơi sẽ phẫu thuật. Nếu cạo bằng dao cạo có thể gây ra  những kích ứng da, vết trầy xước và làm tăng thêm nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Sau khi phẫu thuật

– Không được tự ý tháo băng vết thương

– Yêu cầu gia đình / bạn bè đến thăm bạn không được chạm vào vết thương đã phẫu thuật / vùng băng vết thương;

– Người thân cũng nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc rửa tay bằng cồn trước – sau khi đến thăm bạn để đảm bảo vô khuẩn.

– Hãy đảm bảo rằng bạn / người nhà của mình đã biết cách để chăm sóc vết mổ nhiễm trùng cho bạn trước khi ra viện

– Luôn luôn rửa tay với xà phòng trước – sau khi chăm sóc vết mổ nhiễm trùng.

  • Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng đúng cách

Đa số các vết thương thường sẽ không cần phải thay băng sau một ngày xuất viện, trừ khi có những sự dặn dò đặc biệt của bác sĩ. Sang ngày kế tiếp, bạn nên tháo lớp băng cũ ra và thay băng mới mỗi ngày 2 lần trong những ngày sau đó, cho tới khi vết thương được cắt chỉ và lành lại hẳn.

Việc chăm sóc vết mổ nhiễm trùng sẽ khác so với những vết thương khác, cần làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và những vùng da xung quanh cần được thực hiện khi tay đã được rửa sạch với xà phòng / dung dịch sát khuẩn.

Nên sử dùng kềm đã khử khuẩn gắp bông gòn- gạc / vải mềm thấm đẫm dung dịch nước muối sinh lý.

Sau đó, hãy nhẹ nhàng lau / chấm nhẹ trên bề mặt của vết thương, vùng da xung quanh vết thương nên được rửa sạch, lan rộng trong phạm vi bán kính khoảng 5cm. Cần tôn trọng trình tự vệ sinh vết thương từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới để hạn chế lây nhiễm cho vết mổ.

Không nên sử dụng những chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, iốt, rượu hoặc peroxide (nước oxy già), không được bôi bất kỳ một loại kem dưỡng da,/kem giữ ẩm / dầu/ dung dịch thảo dược nào ngoại trừ khi đã có được sự chỉ định của bác sĩ. Sau cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và tiến hành băng lại bằng gạc sạch hoặc vải sạch.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *