Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng – những điều cần biết

Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng rất quan trọng, việc nhận biết vết mổ bị nhiễm trùng sớm cũng giảm biến chứng và tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân. Để khắc phúc tốt nhất những hậu quả trên, bệnh nhận và người nhà cần biết cách chăm sóc vết mổ sau khi ra viện và nhận biết sớm nhất các dấu hiệu nhiễm trùng để xử lý kịp thời và tốt nhất.

Thế nào là nhiễm trùng vết mổ?

Vết mổ nhiễm trùng là tại vị trí phẫu thuật  bị nhiễm khuẩn và trong khoảng thời gian từ khi tiến hành mổ cho đến 30 ngày sau mổ với những trường hợp phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với bộ phận nhân tạo được phẫu thuật cấy ghép vào trong cơ thể. Vết mổ bị niễm trùng có thể chia làm 3 loại với các biểu hiện và đặc điểm khác nhau.

Nhiễm khuẩn tại những vết mổ nông

Đây là một loại nhiễm khuẩn xảy ra trong khoảng 30 ngày sau phẫu thuật, trường hợp này chỉ liên quan tới da và tổ chức dưới da , người bệnh sẽ một trong một trong các biểu hiện sau đây

  • Vết mổ sẽ bị sưng đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch
  •  Bị chảy mủ từ vết mổ nông
  • Qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô từ vết mổ để phân lập được vi sinh vật.
Nhận biết vết mổ bị nhiễm trùng
Nhận biết vết mổ bị nhiễm trùng

Nhiễm khuẩn tại vết mổ sâu

Đây là một loại nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt thêm các dụng cụ cấy ghép đây chính là một dạng nhiễm khuẩn tại những phần mô mềm sâu hay tại các lớp cân cơ của vết mổ và người bệnh sẽ có một trong những biểu hiện sau:

  • Vết mổ bị sưng đỏ và đau hay vết mổ sẽ bị tụ dịch và có hiện tượng chảy mủ từ vết mổ sâu.
  • Toác ( hở miệng ) vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt có dấu giện sốt  ≥ 38 độ, bị đau nhiều hoặc bị phù nề tại vết mổ hay có dấu hiệu áp xe hoặc những bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu được xác định qua việc thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hay qua những xét nghiệm giải phẫu bệnh X-quang.

Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan hoặc các khoang cơ thể

Là một loại nhiễm khuẩn hình thành tại vị trí cơ quan hoặc khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể (ngoại trừ đường rạch da, cơ, cân được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật). Hiện tượng nhiễm khuẩn này thường xảy ra trong vòng 30 ngày sau khi phẫu thuật hay trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt thêm một số dụng cụ cấy ghép , người bệnh sẽ có một trong các triệu chứng sau

  • Dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan có hiện tượng chảy mủ
  • Phân lập được vi sinh vật qua việc cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan hoặc khoang
  • Áp xe hoặc các bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan hoặc khoang được xác định qua việc thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hay qua các xét nghiệm giải phẫu bệnh X-quang.

 Nhiễm khuẩn vết mổ có hậu quả như thế nào?

Việc nhiễm khuẩn vết mổ chính là hậu quả không ai mong muốn thường gặp nhất và đó là nguyên nhân quan trọng gây ra tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. Đây là nhiễm trùng sau phẫu thuật ở mức độ phổ biến xếp hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện. Vì mức độ nghiêm trọng nên tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc nhiễm trùng vết mổ thay đổi từ 2% đến 15% tùy theo dạng phẫu thuật và khoảng trên 90% bệnh nhân nhiễm trùng nằm trong loại nông và sâu.

Đặc biệt hậu quả mà vấn đề nhiễm khuẩn mang lại sẽ là rất nghiêm trọng tới người bệnh bởi sẽ bị kéo dài thời gian nằm viện cũng như điều trị và tăng tỷ lệ tử vong cũng vì thế mà tăng cao đồng thời chi phí điều trị cũng đội lên rất nhiều . Bởi vậy đây là nguyên nhân chiếm gần như 90% nguy cơ đi đến tử vong đối với người bệnh. Một số loại phẫu thuật đặc biệt như: phẫu thuật cấy ghép thì nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng sẽ có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác bởi nó sẽ làm tăng thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là hơn 30 ngày.

  Vết mổ bị nhiễm trùng có điều trị được không?

Đa số các nhiễm trùng vết mổ có thể được điều trị bằng việc sử dụng các loại kháng sinh. Một số loại kháng sinh sẽ được bác sĩ sử dụng tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như mức độ nhiễm khuẩn .

Bên cạnh đó sẽ có không ít bệnh nhân bị nhiễm trùng ( nhiễm khuẩn) vết mổ cần phải được phẫu thuật lại để điều trị nhiễm trùng và được dẫn lưu dịch mủ từ trong khoang cơ thể ra ngoài và trong một số trường hợp còn phải tháo bỏ các dụng cụ đã cấy ghép.

Hướng dẫn chăm sóc vết mổ nhiễm trùng
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ nhiễm trùng

Chăm sóc vết mổ nhiễm trùng đúng cách như thế nào?

Đa số các vết thương không cần thiết phải thay băng sau một ngày xuất viện, ngoại trừ một số trường hợp có sự dặn dò đặc biệt của bác sĩ. Vào những ngày kế tiếp bệnh nhân nên loại bỏ băng cũ ra và thay mỗi ngày bằng băng mới  cho đến khi vết thương được cắt chỉ và lành hẳn.

Bên cạnh đó việc làm sạch bề mặt vết thương bị khâu và những vùng da xung quanh cần được thực hiện khi tay đã được rửa sạch với xà phòng hoặc với các loại dung dịch sát khuẩn.Hãy nên dùng kìm gắp với bông gòn, gạc và vải mềm thấm dung dịch nước muối sinh lý sau đó nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ lên bề mặt vết thương. Sau đó là lau rửa vùng da xung quanh vết thương dần dần lan rộng trong phạm vi  khoảng 5cm. Chúng ta nên biết và cần tôn trọng trình tự này để hạn chế tối đa việc lây nhiễm cho vết mổ.

Tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa da các loại xà phòng kháng khuẩn hay rượu, peroxide (nước oxy già) hay iốt cũng như không được bôi bất kỳ loại kem dưỡng da hoặc kem giữ ẩm , dầu và các loại dung dịch thảo dược nào ngoại trừ đã có chỉ định của bác sĩ. Cuối cùng, lau khô vết thương cùng với gạc và băng lại bằng gạc sạch hoặc vải sạch.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *