Hầu hết bệnh nhân tiểu đường đều phải đối diện với vấn đề loét bàn chân. Một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến việc bị cắt cụt chi. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết loét tiểu đường đúng nhất
Contents
Tại sao tiểu đường lại bị loét?
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì vết loét hình thành do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như việc mất cảm giác bàn chân, tuần hoàn máu kém, chân bị dị tật…. Bệnh nhân mắc tiểu đường mãn tính thời gian lâu sẽ dẫn đến biến chứng thần kinh không còn cảm giác đau, nóng lạnh nên rất dễ bị tổn thương
Ngoài ra, sự kết hợp của biến chứng mạch máu khiến vết thương lâu lành. Đường máu cao làm sức đề kháng cơ thể giảm đi tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vòng xoáy bệnh lý thần kinh mạch máu và nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân gây nên tình trạng loét
Dấu hiệu vết loét ở người tiểu đường
Vết loét bàn chân ở người tiểu đường không khó phát hiện. Biểu hiện chính là chúng thường có màu đỏ, hình phễu. Nó có thể xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc đầu ngón chân. XUng quanh vết loét da sẽ dày lên. Đối với vết loét nặng khi nhìn vào trong bạn có thể thấy được cả gân và xương
Những người không bị tổn hại dây thần kinh vết loét sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn khủng khiếp. Ngoài ra, đối với những người bị tổn thương dây thần kinh thì bạn thường rất khó nhận biết
Việc này đặc biệt đáng lo ngại ở bệnh nhân tàn tật hoặc bệnh nhân lớn tuổi. Do khả năng nhận thức suy giảm. Vì thế người chăm sóc phải đặc biệt chú ý. Khi chân đỏ lên hoặc sưng, có mủ, mùi hôi cần đến bác sĩ ngay
Cách chăm sóc vết loét tiểu đường
Ổn định đường huyết
Bệnh nhân bị tiểu đường bên cạnh việc chữa loét bàn chân cần phải chú ý kiểm soát đường máu. Cải thiện hoạt động tế bào bằng việc dùng insulin hoặc có thể duy trì chế độ tập luyện cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập hàng ngày
Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. BẠn nên duy trì chế độ ăn uống dinh dưỡng lành mạnh không ăn nhiều đường, không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích. Ăn nhiều rau củ….
Bên cạnh đó bạn nên duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường lưu thông máu.
Bảo vệ vết loét tiểu đường
Những vết loét diện tích rộng tốt nhất bạn nên tìm miếng gạc mỏng để bảo vệ tránh vi khuẩn trong không khí tấn công. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay băng hàng ngày. Khi bệnh nhân có vết loét nặng hạn chế đi lại tránh tạo áp lực và hạn chế va chạm khiến vết loét tổn thương rộng. Bên cạnh đó nếu vết loét nhỏ bạn nên để thông thoáng để thúc đẩy vết loét nhanh lành
Vệ sinh vết loét hàng ngày
Cần phải loại bỏ ngay phần mô chết bằng việc cắt gọt để phần mô chết không bị lan rộng. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn gây hoại tử thúc đẩy quá trình lành thương
Những phần mô chết có thể khiến xác vi khuẩn đến miệng vết loét gây hoại tử. Bạn không nên vệ sinh vết loét bằng dung dịch sát khuẩn vì nó sẽ gây kích ứng tổn thương mô lành.
KHi vết loét đã ăn sâu vào xương, cơ và nhiễm khuẩn bạn sẽ được bác sĩ chỉ định cắt cụt chi nếu cần để không gây biến chứng nhiễm trùng máu. Đây là biện pháp không có ai mong muốn song nó là việc cần làm để bảo vệ tính mạng. Vì thế để hạn chế tối đa việc cắt cụt chi người bệnh nên theo dõi và phát hiện sớm vết loét để có cách điều trị thích hợp nhất.
Trên đây chúng tôi vừa mách bạn cách chăm sóc vết loét tiểu đường đúng nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc vết loét đúng và an toàn nhất.