Chăm sóc loét tiểu đường đúng cách có khó không

Có thể chỉ từ một tổn thương trầy xước nhỏ, vết loét có thể lan ra rất nhanh do bị nhiễm trùng ngoài da. Đặc biệt là bệnh nhận bị tiểu đường, cứ 5 có bàn chân bị loét lại có 1 người phải cắt cụt chi để ngăn ngừa nhiễm trùng/ biến chứng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ thể. Cách chăm sóc loét tiểu đường đường đúng cách và không phải chịu hậu quả nghiêm trọng, thông tin có dưới bài viết này.

Chăm sóc loét tiểu đường đường- Nguyên nhân 

vết loét lâu lành
Bệnh nhân bị tiểu đường nguy cơ loét lâu lành hơn những bệnh nhân khác
  • Tổn thương thần kinh

Một trong những nguyên nhân gây loét ở bệnh nhân tiểu đường chính là do tổn thương thần kinh. Biểu hiện nhận biết của biến chứng này là tình trạng giảm / mất đi cảm giác. Người bệnh không còn cảm thấy cảm giác bỏng rát / nóng ran ở bàn chân khi tiếp xúc với nguồn nhiệt. Cơ chân bị yếu, teo cơ, giảm lượng tiết mồ hôi và bị khô da, có khi da bị dày lên, khô nứt nẻ, rất dễ bị nhiễm trùng dẫn tới loét thậm chí là hoại tử.

Biến chứng bệnh thần kinh của bệnh nhân đái tháo đường sẽ nặng lên rất nhiều nếu đi kèm chứng nghiện rượu / suy giảm chức năng thận gây tăng thêm lượng urê trong máu.

  • Biến chứng mạch máu ngoại vi

Biến chứng mạch máu ngoại vi khiến cho mạch máu bị co hẹp- bít tắc, dòng máu sẽ không thể được lưu thông bình thương. Bởi vậy, oxy và nguồn dinh dưỡng tới để nuôi các tế bào. Những tế bào dần trở nên dễ bị tổn thương, yếu đuối và khó có khả năng phục hồi như trước.

Dấu hiệu nhận biết cho thấy bàn chân đang thiếu máu/ thiếu dinh dưỡng là da chân bị khô nứt nẻ, màu da chuyển sang tím sẫm,  bàn chân hay bị tê bì, lạnh ngắt…

  • Nhiễm trùng  

Với những người bình thường, các vết trầy xước nhỏ sẽ nhanh chóng lành lại mà không cần đến quá nhiều sự chăm sóc. Nhưng với người bị bệnh tiểu đường, chính các vết trầy xước đó lại có thể là khỏi đầu cho những vết loét bàn chân nguy hiểm.

Do lượng đường huyết tăng cao nên sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn hình thành và sinh sôi, vết thương ở người bệnh tiểu đường khả năng bị viêm, nhiễm trùng rất cao. Cùng với đó, đường huyết cao cũng làm cho chức năng của các tế bào bạch cầu trong máu bị suy giảm khiến cho hệ miễn dịch tự nhiên không còn đủ mạnh để chống lại các mầm bệnh từ bên ngoài, giúp tái tạo tổn thương da. Vì vậy, từ các vết thương nhỏ có thể diễn biến trở nặng rất nhanh nếu không chăm sóc loét tiểu đường đường

Cùng với những nguyên nhân ở trên, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ khả năng loét của người bệnh tiểu đường:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch như: suy tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch…
  • Béo phì, thừa cân
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia
  • Điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém…

Dấu hiệu nhận biết chăm sóc loét tiểu đường đường

Dấu hiệu đầu tiên nhận biết khi vết loét đang hình thành là tình trạng bàn chân chảy nước của người bệnh. Nước ở đây bao gồm: mồ hôi-  dịch rỉ viêm tại bàn chân, có thể làm cho tất hay giày bị ướt. Bàn chân bị sưng tấy- mẩn đỏ- dễ bị kích ứng và xuất hiện mùi hôi khó chịu cũng là những dấu hiệu cảnh báo nhận biết sớm của loét.

Khi tình trạng tiến triển nặng hơn, bàn chân bệnh nhân sẽ xuất hiện những mô cứng có màu đen sậm. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do bàn chân không được cung cấp đầy đủ máu, những tế bào và mô dưới da đang dần chết đi . Quá trình hoại tử một phần/ toàn bộ đang bắt đầu diễn ra dưới lớp mô cứng đó. Bởi  vậy, có mùi rất khó chịu từ dịch tiết ra, bàn chân thường xuyên bị tê và đau nhức .

Nhiều trường hợp lại không có dấu hiệu gì cụ thể.  Có đôi khi vết loét chỉ được phát hiện khi bộc lộ hoàn toàn với những người bệnh không còn cảm giác. Loét sẽ tạo thành hố to và sâu như miệng núi lửa, bên trong có chứa nhiều mủ và dịch chảy ra. Vết loét chai cứng vùng xung quanh, dày lên và có thể đổi màu. Chăm sóc loét tiểu đường đường cần tiến hành thường xuyên tránh những biến chứng bộc phát.

Các bước chăm sóc loét tiểu đường đường

Chăm sóc loét tiểu đường cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết
  • Bước 1: Kiểm soát lượng đường huyết

Cách duy nhất để chăm sóc loét tiểu đường đường và giảm thiểu các biến chứng vết loét này là kiểm soát, duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Các biện pháp để kiểm soát đường huyết:

– Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học hợp lý.

– Thường xuyên luyện tập thể dục phù hợp, từ bỏ các thói quen xấu như: uống rượu, hút thuốc…

– Khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra lượng đường huyết và tư vấn của bác sĩ.

  • Bước 2: Loại bỏ mủ dịch, mô hoại tử trên vết loét 

Vết loét có thể bị bao trùm bởi mủ- dịch – vảy đen của các tổ chức hoại tử. Các bước chăm sóc về sau sẽ không có tác dụng nếu như không loại bỏ chúng . Vì thế, chăm sóc loét tiểu đường đường cần loại bỏ chúng sạch sẽ để quá trình chăm sóc ổ loét được thuận tiện.

– Với mủ – dịch thông thường, chỉ cần sử dụng bông thấm nước muối sinh lý để hàng ngày lau rửa. Nếu thấy màng mủ dai và chắc chắn do vi khuẩn đã hình thành màng biofilm, cần cắt bỏ bằng dùng dụng cụ y tế.

– Những vết loét có vảy đen bao trùm nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý an toàn, tránh gây thêm đau đớn cho người bệnh.

  • Bước 3: Vệ sinh chăm sóc loét tiểu đường với dung dụng kháng khuẩn chuyên dụng
Sau khi đã vệ sinh vết loét cần được băng bó để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập, tấn công

 

Đây là bước quan trọng nhất trong chăm sóc loét tiểu đường đường với mục tiêu là: chống viêm, nhiễm trùng cho vết loét. Chỉ khi đó, vết loét mới được kiểm soát, giảm mủ dịch và dần dần se lại.

Vì người bệnh tiểu đường có quá nhiều điều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh vết loét cần được xử lý, phải tiêu diệt được nhiều chủng vi khuẩn. Đồng thời, nó cũng cần đảm bảo tính an toàn, không được gây kích ứng hay làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

  • Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm giúp kích thích nhanh chóng lành vết loét

Độ ẩm thích hợp vừa đủ đã được chứng minh là rất có lợi cho quá trình phục hồi tổn thương da. Bởi thế, với những vùng vết loét đã khô se, không còn chứa mủ dịch, hàng ngày sau khi vệ sinh nên cung cấp một lượng kem dưỡng ẩm thích hợp, vừa đủ để lành nhanh.

  • Bước 5: Băng vết loét 

Sau các bước chăm sóc loét tiểu đường với vết loét to- sâu chứa nhiều mủ dịch nên được băng lại để hạn chế cho vi khuẩn xâm nhập. Chú ý chỉ nên băng nhẹ nhàng, không băng quá chặt để tránh gây thêm đau.

Hàng ngày băng gạc cần được thay rửa để vệ sinh vết loét . Khi gỡ băng gạc, nếu như gạc dính lại nên thấm ẩm gạc với nước muối sinh lý mềm lại rồi mới nhẹ nhàng gỡ gạc cũ ra.

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *