Khi bệnh nhân sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết mổ/ vết thương thì sau một khoảng thời gian nhất định chúng ta cần phải tiến hành việc cắt chỉ. Việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất làm cho vết thương mau lành cũng như hạn chế để lại sẹo. Vậy cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.
Contents
Cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ- Bao lâu thì thực hiện
Thời gian cắt chỉ nhanh- lâu phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu tại vết thương với mỗi bệnh nhân. Bao gồm lực căng hai mép của vết thương, khả năng chịu lực nội tại của vết thương, tốc độ liền thương. Thông thường trung bình cắt chỉ vào khoảng từ 1 đến 2 tuần sau khi vết thương thực hiện khâu. Sẽ có một số trường hợp có thể kéo dài tới 2 đến 3 tuần đối với những vết khâu chịu lực.
Trong trường hợp vết thương chưa được lành mà đã tiến hành cắt chỉ sớm hơ dự định thì dẫn tới tình trạng vết khâu bị toác rộng. Thời gian bình phục vết thương sẽ kéo dài hơn so với bình thường.
Nhưng nếu cắt chỉ quá muộn sẽ có thể dẫn tới nhiễm trùng chân chỉ cũng như tạo ra hiện tượng biểu mô bị hoá quanh sợi chỉ khâu, xuất hiện sẹo có hình xương cá. Để chỉ lại càng lâu trên da thì khả năng để lại sẹo lại càng cao. Thêm vào đó để quá ngày khiến vết thương bị đóng chặt chắc hơn các mô. Việc rút phần chỉ còn lại sẽ khó khăn và làm cho bệnh nhân bị đau hơn bình thường rất nhiều.
Thực tế cho thấy, thì tùy thuộc vào tình huống, trình trạng vết thương của từng bệnh nhân, thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để giúp vết thương mau lành lại, để lại ít sẹo xấu nhất cho bệnh nhân.
Thời gian cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cát chỉ theo từng vị trí khác nhau:
- Da đầu từ 10 đến 12 ngày.
- Vùng tai từ 4 đến 6 ngày.
- Vùng mặt từ 4 đến 5 ngày.
- Lông mày từ 4 đến 5 ngày.
- Mí mắt từ 4 đến 5 ngày.
- Vùng môi từ 4 đến 5 ngày.
- Khoang miệng từ 6 đến 8 ngày.
- Vùng cổ 5 đến 6 ngày.
- Vùng ngực 10 đến 12 ngày.
- Vùng lưng từ 10 đến 12 ngày.
- Vùng bụng từ 10 đến 12 ngày.
- Vùng chi từ 10 đến 14 ngày.
- Vùng khuỷu tay, khủyu tay từ 12 đến 14 ngày.
- Vùng bàn tay, bàn chân từ 10 đến 14 ngày.
Nguyên tắc cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ
Nguyên tắc vô khuẩn
Đa số những quy trình và thao tác khi chăm sóc vết thương đều phải tuân thủ theo nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này sẽ giúp cung cấp môi trường đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Đảm bảo được yêu cầu trên việc cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ sẽ thuận tiện hơn.
Quá trình cắt chỉ, người thực hiện thao tác cần tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc khi sử dụng như: cầm- nắm các dụng cụ y tế, đặc biệt là với những dụng cụ vô khuẩn. Bên cạnh đó cần thực hiện việc rửa tay và sử dụng găng tay theo đúng quy định.
Chỉ khâu phía trên không được chui xuống phía dưới da
Kỹ thuật cắt chỉ là yếu cầu không làm chỉ bị chui/ lẩn xuống dưới da. Nếu vô tình để một đoạn chỉ bị tụt/ lẩn xuống dưới da, thì đoạn chỉ đó sẽ tương tự như là một dị vật. Tiếp đó các mô xơ sợi sẽ bám sâu vào đoạn chỉ hình thành nên vết sẹo lồi hoặc vết chai. Với những người bệnh có cơ địa nhạy cảm, đoạn chỉ này sẽ có thể tạo thành một số tình huống nguy hiểm hơn như: mưng mủ, viêm nhiễm tại vùng da đó.
Cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ- Khuyến cáo
Thực hiện cắt chỉ vết thương và chăm sóc vết thương sau cắt chỉ ở các phòng khám hay bệnh viện uy tín sẽ nhận được sự chăm sóc tốt nhất. Tại đây dụng cụ và trang thiết bị gần như luôn luôn đầy đủ. Quy trình thực hiện diễn ra được nghiêm ngặt, bộ phận bác sĩ và các nhân viên y tế đều có kinh nghiệm, chuyên môn.
Thời gian cắt chỉ theo như chỉ định của bác sĩ thông thường sẽ là thời gian thích hợp nhất tạo được điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của vết thương. Nếu quy trình cắt chỉ muộn hơn 1 đến 2 ngày so với khuyến cáo ban đầu thì không ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, nếu để muộn thời gian từ 1 đến 2 tuần thì các phần mô trong cơ thể sẽ bám vào chỉ làm cho thao tác rút chỉ, cắt chỉ sẽ đều gặp khó khăn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn nhiều hơn và sẽ còn có thể có vết máu khi rút chỉ, đồng thời khả năng để lại sẹo xấu, sẹo lồi khi cắt chỉ muộn sẽ cao hơn nhiều.
Chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ
- Vệ sinh vết thương sau khi cắt chỉ
Hàng ngày vệ sinh vết thương với muối loãng hay dung dịch sát khuẩn y tế.
Không được đắp thuốc lá dân gian lên miệng vết thương hay sử dụng các loại thuốc lạ. Các thuốc và lá này có thể sẽ gây kích ứng, nhiễm trùng, khiến cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng bông sạch để thấm khô các vị trí vết thương, sau đó tiến hành băng kín lại hay để hở vết thương tùy từng trường hợp.
- Hạn chế dính nước
Khi môi trường ẩm ướt sẽ làm nguy cơ nhiễm trùng- nhiễm khuẩn tăng cao hơn so với thông thường. Bởi vậy, không nên để cho vết thương bị dính nước. Nếu muốn tắm hãy tắm nhanh với nước ấm, hạn chế tối đa sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có thể gây kích ứng cho da/ vết thương. Không nên ngâm mình trong bồn tắm để vết thương dính nước quá lâu.
- Hạn chế vận động mạnh
Vận động mạnh/ quá sức có khả năng sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến vết thương. Nghiêm trọng hơn là sẽ làm vết thương bị rách/ bục hay viêm nhiễm. Bệnh nhân chỉ nên vận động nhẹ nhàng, hợp sức khỏe, không quá sức. Nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi trong lúc vận động.
- Không gãi/ tác động lực trực tiếp lên miệng vết thương
Trong quá trình vết thương lên da non, người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Nếu dùng tay gãi hay tạo ma sát sẽ làm vết thương rất dễ bị trầy xước, khó có thể phục hồi theo đúng quy trình/ dự kiến ban đầu.