Nguy cơ vết thương bị hoại tử là một trở ngại xuất hiện trong quy trình chữa lành vết thương cho người bệnh, vết thương sẽ không thể lành khi có những mô hoại tử. Với những vết thương nhỏ tự điều trị tại nhà đa số đều có những suy nghĩ, cách xử trí sai lầm dẫn đến nguy cơ vết thương bị hoại tử rất cao.
Contents
Hoại tử vết thương là gì ?
Các mô hoại tử chính là mô bị chết, cứu vãn không được và bắt buộc phải loại bỏ để vết thương có thể chữa lành. Vùng hoại tử xung quanh thường fibrin có chứa vi khuẩn và bạch cầu, mủ vàng các chất này thường sẽ bám dính vào vết thương và không dễ dàng loại bỏ được chúng. Mô hoại tử sẽ tạo thành một hàng rào ngăn cản và cần được loại bỏ để lớp mô mới hình thành để che phủ vết thương.
Hoại tử sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, làm nó nhanh lây lan và khiến cho cơ thể không đủ sức để chống lại những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Tình trạng hoại tử có thể xảy ra khi nhiễm trùng hay sau chấn thương hoặc là những người bệnh có liên quan đến sự tuần hoàn máu mãn tính. Người bệnh có nguy cơ hoại tử thường là những người mặc bệnh nền như: nằm liệt giường, tiểu đường, tắc nghẽn mạch máu… Đặc biệt nguy cơ vết thương bị hoại tử khi xử trí và sơ cứu vết thương lúc đầu sai cách.
Biểu hiện hoại tử có nhiều dạng khác nhau như: hoại tử khô- hoại tử ướt- hoại tử khí… Một số nguyên nhân dẫn làm trạng hoại tử vết thương có thể là do việc giảm lượng máu tới các mô tổn thương, nhiễm trùng khiến các tế bào bị tổn thương và chết.
Nguy cơ vết thương bị hoại tử- Dấu hiệu
Nguy cơ vết thương bị hoại tử có một số dấu hiệu – triệu chứng cần biết và theo dõi để phát hiện được sớm nếu thấy có biểu hiện vết thương hoại tử:
- Dấu hiệu vết thương bị viêm, sưng đỏ xung quanh vết thương, tốc độ lan rộng nhanh chóng.
- Người bệnh có cảm giác đau nhức dữ dội hơn so với độ vết thương ngoài da.
- Da có thể bị đổi màu / nhăn/ bong tróc, cùng với sự phát triển của vết thương trong vài giờ
- Tại vết thương có thể xuất hiện sủi bọt màu trắng, phát triển mụn rộp, có dịch ở vết thương.
- Nguy có vết thương bị hoại tử tại vùng da nhiễm trùng có thể có mùi khó chịu hôi/ tanh/ thối và vết nhiễm trùng lâu dần sẽ lan rộng ra.
- Với trường hợp nặng, người bệnh có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt…
Nguy cơ vết thương bị hoại tử- Những cách xử sai cách
Vết thương nhanh lành nhất là khi vết thương được xử lý đúng cách kịp thời, vô khuẩn. Tuy nhiên nguy cơ vết thương bị hoại tử khi gặp lỗi do chăm sóc không tốt có thể dẫn tới hoại tử ai cũng nên biết để phòng tránh.
- Những vết thương nhỏ bởi cọ xát, chảy máu chấn thương, bỏng.., bị nhiễm trùng nhẹ nhiều người với tâm lý chủ quan nên đã không điều trị sớm cũng làm tăng nguy cơ vết thương bị hoại tử lên.
- Một sai lầm thường gặp trong điều trị vết bỏng có thể dẫn tới nguy cơ vết thương bị hoại tử chính là ngâm vết thương trực tiếp trong nước đá. Khi vùng da đang tổn thương gặp phải lạnh sẽ làm thân nhiệt bình thường bị hạ xuống. Mạch máu, cơ lúc đó co lại làm cho vết bỏng trở nên nặng hơn, nguy cơ hoại tử da có thể xảy ra.
- Có những bệnh nhân tự chữa trị tại nhà với các phương pháp dân gian truyền miệng cũng làm tăng nguy cơ vết thương bị hoại tử. Hành động sử dụng nước mắm/ lòng trắng trứng / đắp lá lên vết thương… chỉ làm cho vết thương dễ nhiễm trùng, điều trị khó hơn.
- Sử dụng một số dụng cụ y tế không vệ sinh, không đảm bảo: băng/ gạc không được vô trùng cũng sẽ nguy có vết thương bị hoại tử .
- Quan niệm để nhanh khô, mau lành khi hở vết thương là một trong những quan niệm chưa chính xác. Vết thương để hở có nguy cơ nhiễm trùng cao, ở trong môi trường được cung cấp đủ độ ẩm thì nhanh lành thương hơn so với để vết thương khô, rát.
Nguy cơ vết thương bị hoại tử- Xử lý đúng
- Đầu tiên cần rửa sạch tay, sấy/ lau khô trước khi chạm vào vết thương, các dụng cụ y tế vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc vi khuẩn .
- Vết thương bị chảy máu cần cầm máu ngay, tránh hình thành cục máu đông ở giữa cản trở quá trình vết thương lành lại.
- Rửa lại vết thương với dung dịch sát khuẩn/ nước muối sinh lý, có thể pha thêm dung dịch oxy già để rửa đối với vết thương có nhiều kẽ, ngóc ngách. Tuy vậy nên hạn chế sử dụng nước oxy già để rửa vết thương nhiều lần vì nó sẽ phá huỷ các tế bào, mô hạt mới đang hình thành. Mục đích chính của việc rửa vết thương là loại bỏ vi khuẩn, dị vật, mô hoại tử.
- Vùng da xung quanh nên sát trùng lại bằng thuốc sát trùng/ dung dịch cồn iod để giảm nguy cơ vết thương bị hoại tử.
- Với nguy cơ vết thương bị hoại tử/ nhiễm trùng thì có thể sử dụng thêm kem bôi có chứa thành phần kháng sinh / thuốc kháng sinh (theo chỉ dẫn của bác sĩ).
- Nên băng/ bó vết thương với băng/ gạc vô khuẩn, không nên chọn loại gạc có chứa cottong mịn / bông vì rất dễ dính vào vết thương, gây đau đớn khi thay băng. Không nên quấn vết thương, băng ép chặt mà nên băng lỏng tay, thường xuyên thay băng.
- Hạn chế tuyệt đối không làm cho lớp băng bị ướt / bị bẩn sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn thuận lợi xâm nhập gây nhiễm trùng, luôn giữ cho vết thương khô/ sạch sẽ.