Xử lý loét tỳ đè không đúng cách rất dễ xuất hiện vết loét, viêm nhiễm hay hoặc tử. Thực tế cho thấy, điều trị tình trạng loét do tỳ đè là một việc không hề dễ dàng bởi vì hầu hết các nguyên gây ra bệnh đều là ảnh hưởng bởi một số cơ quan khác trong cơ thể.
Phân loại loét tỳ đè
Loét tỳ đè được phân ra thành các cấp độ khác nhau dựa trên đánh giá những mức độ tổn thương của mô. Loét tỳ đè có 4 độ sau:
- Độ 1: Vùng da đang chịu tỳ đè nổi lên vết rộp màu hồng (dấu hiệu nhận biết của loét tỳ đè)
- Độ 2: Chiều dày lớp da bao gồm thượng bì và lớp đáy tổn thương không hoàn toàn (loét nông nhìn giống như vết trầy / phồng rộp)
- Độ 3: Chiều dày, bề dày của lớp da tổn thương hoàn toàn, đã bị tổn thương các tổ chức dưới da
- Độ 4: Hoại tử hầu như toàn bộ lớp da có khi giới hạn hay có khi lan rộng đến cả vùng xương, khớp, cơ.
Điều trị- xử lý loét tỳ đè theo từng cấp độ
Theo thống kê gần đây, loét tỳ đè ở độ 1 và 2 có thể tỉ lệ chữa lành cao nếu phát hiện sớm biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách. Với loét độ 3 và 4 thì cần đến can thiệp ngoại khoa như: cắt gọt vùng thịt – xương đã bị hoại tử sau đó tiến hành đóng kín vết loét.
- Xử lý loét tỳ đè và điều trị vết loét cấp độ 1 và 2
Với vết loét tỳ đè cấp độ 1 và 2 người bênh có thể chữa lành nếu được chăm sóc xử lý loét tỳ đè kịp thời và đúng cách mà không cần can thiệp bởi phẫu thuật hay bác sĩ. Nguyên nhân chính làm cho vết loét lâu lành chính là do sự bội nhiễm, các tế bào bị vi khuẩn tiêu diệt dẫn tới loét, thậm chí là hoại tử. Bởi vậy, khi xử lý loét tỳ đè cần chú ý một số điều sau:
– Điều đầu tiên cần phải làm với vết loét là rửa sạch: dùng gạc vô trùng lau chùi/ rửa nhẹ nhàng vết loét để lại bỏ dịch mủ, mô hay các chất thải sản sinh ra trong quá trình chuyển hóa: tế bào chết- tế bào hoại tử vì chúng sẽ gây cản trở quá trình vết thương lành. Hãy chấm nhẹ để làm sạch hạn chế tối đa không gây tổn thương cho vết loét.
– Sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để rửa / lau sạch vết loét , không nên sử dụng những dung dịch kháng khuẩn bởi vì nó có thể phá hủy các tế bào bình thường khác.
– Bảo vệ vết loét bằng cách băng: có thể sử dụng băng vết thương thích hợp để bảo vệ vết loét khỏi thấm nước, ngừa vi khuẩn, làm lành nhanh vết loét. Hãy thay băng ít nhất là 2 lần/ ngày hoặc khi thấy băng có dấu hiệu bị bẩn/ướt hay ngay sau khi người bệnh đi đại tiện. Xử lý vết loét tỳ đè có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc vệ sinh , chăm sóc.
– Thường xuyên xoa bóp xung quanh vùng da có vết loét để cải thiện sự tuần hoàn khu vực da bị tổn thương.
- Điều trị vết loét ở cấp độ 3 và 4
Với 2 cấp độ sau cùng này, khi đã xuất hiện tổn thương sâu và hoại tử, cần thiết là phải can thiệp ngoại khoa . Người bệnh cần cắt lọc những chỗ có chứa phần da lột và những mô hoại tử, việc làm cắt lọc này nhằm loại bỏ những tổ chức hoại tử và những mô bị nhiễm khuẩn. Biện pháp cắt/ gọt này có thể thực hiện ngay tại giường hay trong phòng mổ cùng bác sỹ chuyên khoa.
Khi cắt/ lọc sẽ làm rộng vết loét thêm một khoảng cho phép, nhưng nó lại có tác dụng làm giảm độ tập trung của vi khuẩn ở vết thương và giúp loại bỏ mô hoại tử. Bên cạnh đó, việc cắt / lọc sẽ làm đẩy nhanh quá trình liền vết thương và giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng lây lan rộng bởi vì các tổ chức hoại tử này rất dễ nhiễm khuẩn và là nguyên nhân chính gây ra viêm tế bào, tổn thương từ đó ăn sâu hơn vào xương.
- Xử lý các biến chứng
Một trong những biến chứng hay gặp nhất khi xử lý loét tỳ đè là vết thương không lành và nhiễm trùng.
Với các vết thương sạch nhưng không lành được, chúng ta cần phải đánh giá lại toàn bộ tình trạng của người bệnh và điều trị thử bằng một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ trong khoảng 2 tuần.
Với những bệnh nhân cần phẫu thuật, hãy xem xét việc phẫu thuật để điều trị những vết thương không lành. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh toàn thân thích hợp khi bị các biến chứng như là: nhiễm khuẩn huyết, viêm xương tủy hay nhiễm trùng mô mềm.
Xử lý loét do tỳ đè- phòng bệnh như thế nào?
Các loại giường/ đệm, và các dụng cụ hỗ trợ cơ học đặc biệt đang có sẵn trên thị trường sẽ có tác dụng ngăn ngừa loét tỳ đè bởi thay đổi áp lực trên các phần lồi xương. Các dụng cụ hỗ trợ như đệm bọt, đệm gel, đệm ghế, đệm da cừu sẽ có tác dụng phòng ngừa loét tỳ đè tốt ở các vị trí giải phẫu đặc biệt.
Các đệm nổi tĩnh lực, có các đệm khí áp thay đổi, giường chứa khí lỏng sẽ giúp hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị loét tỳ đè. Các loại giường này có khuynh hướng sẽ giảm áp lực bằng việc sử dụng khí/ các chất nổi nhằm duy trì sự phân bố trọng lượng không đồng đều của người bệnh. Tuy vậy các phương tiện này không thể nào thay thế được sự chăm sóc cơ bản.