Cách sơ cứu bỏng nước sôi như thế nào? Xử lý kịp thời, đúng cách bỏng nước sôi sẽ giúp cho vết bỏng nhanh lành, tránh tối đa tình trạng bị nhiễm trùng cũng như không để lại sẹo. Tuy nhiên các bước/ kĩ năng sơ cứu không phải ai cũng năm được để thao tác khi xảy ra sự cố. Bài viết dưới đây là câu trả lời nhanh chóng cho những thắc mắc của bạn.
Cách sơ cứu bỏng nước sôi
Khi bị bỏng nước sôi thì việc đầu tiên cần làm đó là chặn đứng nguyên nhân gây ra bỏng sớm nhất có thể. Tiếp đó thực hiện theo 6 bước dưới đây:
- Làm nguội bớt vết thương
Cách sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả nhất đó là đưa vết thương dưới vòi nước lạnh. Để cho chỗ bỏng ở dưới vòi nước lạnh đang chảy từ 15 – 25 phút / cho tới khi cảm thấy vết bỏng hết đau, trong trường hợp này chỉ cần dùng nước sạch/ mát là đủ, không nên dùng nước đá / đá viên bởi có thể làm tổn thương thêm cho vết bỏng.
Trong trường hợp bị bỏng gây ra do chất lỏng như: dầu- nước sôi- axit…, cởi bỏ quần áo/ đồ bảo hộ bị ướt ra (nhanh chóng trước khi vết bỏng hình thành bọng nước) rồi mới xả nước lạnh vào nơi bị bỏng. Nếu như thấy quần áo bị dính vào vết thương, không nên tìm cách cởi bỏ ra mà dưới nước lạnh hãy rửa vết thương phía bên ngoài lớp vải và sau đó đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất.
Cách sơ cứu bỏng nước sôi bằng việc rửa vết thương dưới nước lạnh sẽ có tác dụng khiến cho vết bỏng sẽ không lan rộng, thu hẹp vết bỏng lại nhỏ hơn và hạn chế đau đớn hơn.
- Giữ vệ sinh cho vết bỏng nước sôi
Với một số người cho rằng những chất như: bơ/ kem đánh răng/ nước mắm/ giấm… có thể làm dịu đi vết bỏng. Tuy vậy điều đó là không đúng, phương pháp tốt nhất là phải giữ cho vết bỏng được sạch sẽ, khi bị bỏng không nên động chạm gì trong vòng 24 giờ. Nếu vị trí vết bỏng nằm ở những nơi dễ đụng chạm, có thể sử dụng một miếng băng vải đắp lên trên vết bỏng để tránh được sự đụng chạm từ bên ngoài vào vết bỏng sẽ làm tăng thêm đau đớn.
- Rửa vết bỏng với nước với xà phòng
Cách sơ cứu bỏng nước sôi: sau 24 giờ, có thể tiến hành rửa vết bỏng với nước sạch và xà phòng hoặc nước muối sinh lý. Việc làm này cần thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần, sau khi rửa lau vết bỏng cho khô.
- Sử dụng lá nha đam
Bản thân nha đam có tác dụng hỗ trợ làm mát vết thương hơn, mang đến cảm giác dễ chịu và da không bị khô nứt. Ngoài lá nha đam ra, có thể sử dụng mật ong/ khoai tây / các nguyên liệu khác để chữa trị cho những vết bỏng nhẹ. Ở một số hiệu thuốc tây đều có bán một số loại kem có chứa tinh chất nha đam để bôi lên trên vết bỏng, do vậy có thể dùng thuốc bôi này / lá nha đam tươi bôi lên sẽ đề mang lại hiệu quả như nhau.
- Dùng thuốc kháng sinh
Đối với những vết bỏng nhẹ khả năng nhiễm trùng thấp. Đối với vết bỏng lớn hơn thì khả năng làm vết thương bị nhiễm trùng, lan rộng và sẽ lâu khỏi hơn. Bởi vậy, sau khi đã thực hiện sơ cứu vết bỏng với nước sạch như trên bạn hãy nên dùng một sô loại kem bôi vết bỏng có thành phần kháng sinh để chống nhiễm trùng có bán tại các hiệu thuốc uy tín.
- Xử lý vết phồng (nếu có)
Bọng nước hay vết phồng xuất hiện từ 1 đến 2 hôm sau khi bị bỏng. Với bọng nước nhỏ, không chọc vỡ là tốt nhất. Vết bọng nước đó sẽ tự mất sau một thời gian tùy thuộc vào vết bỏng nặng /nhẹ.
Bổ sung thêm một số thực phẩm, nước trái cây có chứa thành phần vitamin C để tăng sức để kháng cho cơ thể và vitamin D…. có trong cam, chanh. Với cách sơ cứu bỏng nước sôi này có hiệu quả ngay cả khi áp dụng để điều trị vết bỏng do dầu ăn gây ra.
Bỏng nước sôi nguy hiểm không?
Bỏng nước sôi rất có thể gây ra nguy hiểm vì nó sẽ phá hủy đi các mô, tế bào bị ảnh hưởng trực tiếp. Cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng bị mất nước thậm chí là có thể bị sốc vì nhiệt. Trường hợp nghiêm trọng hơn, các vết bỏng này có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nếu cách sơ cứu bỏng nước sôi sai.
Độ nguy hiểm của vết thương do bỏng nước sôi gây ra phụ thuộc vào:
- Nhiệt độ của nước nóng: nhiệt nước càng cao càng dễ gây bỏng nhanh và sâu.
- Thời gian da tiếp xúc: càng lâu sẽ càng nghiêm trọng.
- Diện tích vùng da cơ thể bị bỏng: liên quan nhiều đến nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Vị trí của vết bỏng: bỏng chỗ da non/ mỏng dễ để lại sẹo hơn so với những chỗ da bình thường.
Bởi vậy, nếu cách sơ cứu bỏng nước sôi không nhanh, đúng ngay từ đầu sẽ làm tăng nguy cơ gây hoại tử. Trong trường hợp nặng, không may có biến chứng nhiễm trùng xảy ra có thể phải phẫu thuật cắt ghép da.
Ngay cả với những vết bỏng nhỏ khi trên một tháng mà chưa lành sẽ tạo nên sẹo ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Đặc biệt nếu để cho da non tiếp xúc trục tiếp với tia UV mà không được che chắn sẽ làm tăng hắc sắc tố trên da sẽ khiến cho vết sẹo bị sậm màu, loang lổ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.