Cách rửa vết thương loét đúng kĩ thuật thực hiên ngay tại nhà

Cách rửa vết thương loét đơn giản có thể thực tại nhà. Vết loét thường gặp với các trường hợp bệnh nhân phải nằm một chỗ trong thời gian/ không vận động được làm tăng chi phí điều trị và thời gian, người bệnh bị đau đớn kéo dài thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu vết loét phát triển đến giai đoạn nặng. Chính vì vậy, khi chăm sóc và trong cách rửa vết thương loét người nhà cần đặc biệt chú ý, làm theo đúng hướng dẫn để quá trình hồi phục được đảm bảo.

 Cách rửa vết thương loét- các giai đoạn vết loét

Cách rửa vết thương loét ở cấp độ khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị khác.

 

  • Vết loét độ 1: Bề mặt da còn nguyên, sẽ không biến mất vết đỏ sau khi thôi tỳ đè. Vết loét có thể có cứng hay mềm hơn bình thường, đau hoặc cũng có thể không phát hiện triệu chứng gì. Nến được phát hiện ở giai đoạn sớm này, vết loét có thể sẽ được phục hồi hoàn toàn.
  • Vết loét độ 2: Phần đáy vết loét màu hồng/ đỏ, chưa có có tế bào chết màu vàng đục – đây là những tổn thương màu trắng dưới dạng bọng nước, phần mà bên dưới có xương cũng sẽ được xếp vào loại loét do tỳ đè độ 2. Với giai đoạn này thì người bệnh đã có cảm giác đau, khó chịu nơi vết loét.
  • Vết loét độ 3: Tại vùng da nơi bị tỳ đè sẽ mất đi toàn bộ lớp da và lớp dưới da  (lớp tế bào mỡ/ lớp tế bào dưới da có thể nhìn thấy, nhưng xương- dây chằng- gân- cơ trên chưa thấy trên vết loét). Khả năng đã xuất hiện vùng hoại tử có màu vàng đục nhưng không tổn thương sâu vào phần cơ, có thể xuất hiện lỗ rò/ đường hầm. Với giai đoạn này, vết loét sẽ cần tới vài tháng  thậm chí lâu hơn (tùy cơ địa và chế độ chăm sóc) để có thể hồi phục, làm đầy lại sau tổn thương.
  • Vết loét độ 4: mô da dưới da bị mất toàn bộ, cơ,- xương – gân cơ và dây chằng đã bị lộ rõ, các tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen đã xuất hiện đường hầm hay lỗ rò. Với vết loét ở giai đoạn này cần mất thời gian dài hàng tháng hoặc hàng năm để có thể chữa lành.

Cách rửa vết thương loét theo từng giai đoạn

Cách rửa vết thương loét độ 1 và 2: người nhà có thể thực hiện tại nhà cho bệnh nhân

  • Vệ sinh vết loét

Sử dụng gạc vô trùng đã thấm nước muối sinh lý lau chùi/ rửa nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ hết các dịch mủ, mô hay các chất thải sản sinh ra bởi quá trình chuyển hóa: tế bào chết/ tế bào hoại tử. Nếu không loại bỏ chúng gây cản trở vết loét làm lành. Chấm nhẹ để làm sạch, không chà sát để tránh gây tổn thương vết loét.

Cách rửa vết thương loét :sử dụng nước muối sinh lý nồng độ 0,9% để tiến hành rửa vết loét. Chú ý rửa nhẹ nhàng theo chiều từ trong -> ra ngoài, từ trên-> xuống dưới.

Tiếp sau đó thấm khô vết loét bằng bông gạc sạch. Có thể dùng nhíp đã khử trùng qua cồn y tế để loại bỏ nếu phát hiện thấy dị vật. Trong trường hợp chảy máu vết thương, sử dụng gạc/ mảnh vải sạch ép lên vết thương để cầm máu và tiến hành xử lý sau đó.

Cách rửa vết thương loét bằng dung dịch sát khuẩn sau khi đã rửa bằng nước muối sinh lý- đây chính là bước chăm sóc đóng vai trò quan trọng nhất. Ví dụ như với Povidon iod, nồng độ thường hay gặp ở các hiệu thuốc là 10%, khi sử dụng cần pha loãng thêm theo tỉ lệ 1/10.

  • Băng vết loét: Có thể sử dụng gạc vô trùng/ băng keo cá nhân . Nên chọn loại băng hydrocoloid / gạc mỡ để hỗ trợ vết loét nhanh lành hơn.
  • Thay băng và theo dõi vết loét:

Hàng ngày,hãy thay băng tối thiểu 2 lần vào sáng – tối hay bất cứ lúc nào nhận thấy băng bị bẩn/ ướt. Khi thay băng mới hãy lặp lại các bước như trên.

Tình trạng vết loét trở nên xấu, những dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện như: sưng- nóng- đau- đỏ-  chảy mủ, hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế để biết cách xử lý tốt nhất.

Vết loét là vết bỏng sẽ có khả năng sau vài tiếng xuất hiện các nốt phồng rộp. Không nên chọc vỡ các nốt này vì đây được xem là “cơ chế tự bảo vệ” của cơ thể. Nếu các nốt đã bị vỡ trước đó, hãy xử lý như vết thương thông thường.

Cách rửa vết thương loét độ 3 và 4:

Cách rửa vết thương loét đàm bảo sạch yêu cầu không khiến các tổn thương lan thêm.

Với vết loét đã tiến triển lên tới cấp độ 3 và 4, thì cách rửa vết thương loét kho hơn và việc chăm sóc bắt buộc cần phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ/ y tá. Việc đầu tiên cần làm là đưa người nhà đến bệnh viện thăm khám tình hình.

Tiếp đó, bác sĩ có thể can thiệp bằng cách cắt lọc  những vùng hoại tử , kê thêm thốc kháng sinh- kháng viêm hay vitamin để tăng cường sức đề kháng, người bệnh cần điều trị tại bệnh viện. Với trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ có thể xem xét cho chăm sóc tại nhà và  định kỳ đi tái khám.

Với cấp độ này khi đã có những tổn thương sâu và hoại tử, việc cần thiết là can thiệp ngoại khoa. Vết loét phải cần được cắt bỏ những chỗ có mô hoại tử và da lột, việc này nhằm loại bỏ các tổ chức hoại tử khi bị nhiễm khuẩn, thủ thuật này có thể thực hiện ngay tại phòng mổ/ giường.

Việc cắt gọt này sẽ làm rộng vết loét thêm một khoảng cho phép, nhưng nó lại có tác dụng làm giảm độ tập trung vi khuẩn tại vết loét đồng thời loại bỏ mô hoại tử. Việc cắt lọc giúp làm tăng cường quá trình liền thương , giảm nguy cơ nhiễm trùng không lan rộng, bởi các tổ chức hoại tử dễ nhiễm khuẩn cao, một phần nguyên nhân gây ra viêm tế bào, làm tổn thương ăn sâu hơn vào xương.

Mua gạc chăm sóc vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS

 

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *