Cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất bạn đã biết chưa

Vết bỏng dù nhẹ hay nặng khi vô tình, bát cẩn bị đều cần được sơ cứu đúng càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều cách để chữa bỏng nước sôi nhanh nhất tại nhà an toàn mang lại hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ là những cách an toàn, hiệu quả giúp chữa bỏng thành công , giảm bớt đau xót, vết thương nhanh lành, hạn chế tối đa biến chứng nhiễm trùng gây ra loét.

Chữa bỏng nước sôi nhanh nhất- Phân loại độ bỏng

chữa bỏng nước sôi nhanh nhất
Bỏng nước sôi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong quá trình sinh hoạt hàng ngày

Sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau là nguyên nhân khiến bạn bị bỏng như bỏng nhiệt: bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ rán,…hay bỏng do hóa chất. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bỏng khác nhau thì chúng ta sẽ có cách xử lý tương ứng phù hợp . Các vết bỏng thông thường sẽ được chia thành 3 cấp độ tùy theo tình trạng nghiêm trọng của vết thương.

  • Bỏng độ 1: đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất. Da sẽ bị sưng đỏ, không bị phồng rộp, nguy cơ để lại sẹo trên da là thấp nhất.
  • Bỏng độ 2: bỏng đã ảnh hưởng đến lớp mô da ở phía trong. Khi này, da bị phồng rộp và dày lên, bắt đầu hình thành các bọng nước và rất dễ để lai sẹo.
  • Bỏng độ 3: cấp độ nặng, da đã bị tổn thương nghiêm trọng tới sâu bên trong. Vùng da bỏng đã chuyển thành màu xám, trắng hoặc thậm chí là cháy đen lại. Một số dây thần kinh có thể đá bị tê liệt.

Bỏng độ 3 là mức độ bỏng rất nghiêm trọng, nên được tiến hành chăm sóc và điều trị tại bệnh viện để đảm bảo vết bỏng được xử lý đúng cách. Đa số các trường hợp bỏng độ 1 và độ 2 hoặc các vết bỏng có kích thước nhỏ, đường kính < 2,5cm đều có thể được điều trị tại nhà.

Chữa bỏng nước sôi nhanh nhất

Dùng nước lạnh chữa bỏng

chữa bỏng nước sôi nhanh nhất
Chữa bỏng nước sôi nhanh nhất là hạ nhiệt với nước mát và sạch càng sớm càng tốt

Nếu vết bỏng nông, diện tích vùng da nhỏ thì nước lạnh là một cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất và rất hiệu quả. Nên ngâm vùng da bị bỏng với nước mát trong khoảng từ 20- 30 phút, nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 16 đến 20 độ C. Nước mát sẽ có khả năng tỏa nhiệt rất tốt cho vết bỏng, nhanh chóng giảm bớt phồng rộp, rát hay khó chịu ở vết bỏng.

Nếu như vẫn còn thấy rát, có thể xoa thêm xà phòng và bằng nước rửa lại thật sạch, vết bỏng sẽ nhanh chóng dịu đi.

Lưu ý: chỉ dùng nước mát chứ không phải nước lạnh/ đá lạnh bởi có thể làm tình trạng bỏng nặng hơn. Bỏng vừa do nhiệt đọ cao, vừa đông cứng tế bào vì lạnh và khiến những tổn thương hoại tử sẽ dễ dàng hình thành hơn.

Loại bỏ vật cứng

chữa bỏng nước sôi nhanh nhất, nhẹ nhàng tháo bỏ đi những vật cứng trên vùng da bỏng như:’ giầy, dép, vòng, đồng hồ, thắt lưng… trước khi sưng nề vết bỏng. Cởi bỏ đi hết đồ trang sức / quần áo gần khu vực vết bỏng hình thành để giảm bớt nhiệt độ trên da. Nếu như các vật dụng đã bị dính vào vết bỏng, không nên cố ý lấy ra mà hãy giữ nguyên. Nếu tự ý lấy chúng ra có thể lột theo một phần da đã bị dính vào trước đó. Việc làm này không những gây đau đớn mà sẽ còn khiến cho vùng da đang nhạy cảm dễ bị nhiễm trùng hơn bao giờ hết.

Bảo vệ vết bỏng

Để tránh nhiễm trùng xảy ra, hãy che lại vết thương bỏng bằng băng gạc vô trùng. Trước đó có thể sử dụng thêm lên vết bỏng một lớp dày kem Biafine hoặc Silvrin , để giúp giữ độ ẩm cho da. Lúc này da người bị bỏng sẽ rất háo nước nên việc giữ ẩm là rất cần thiết sẽ giúp hạn chế da bị bóng nước, giảm đau và tránh sẹo.

Hàng ngày cần thay băng và vệ sinh vết bỏng qua với nước muối sinh lý và tiếp tục sử dụng kem. Vẫn phải băng lại vết thương tránh để cho vết bỏng bị quá khô cho đến khi thấy vết bỏng lành, không còn đỏ da.

Với trường hợp da đã bị phồng rộp cần cố gắng giữ cho không bể bóng nước vì đây như là lớp băng sinh học, giúp chống nhiễm trùng cho vết thương hiệu quả. Nếu như không may bị vỡ thì có thể rửa vết bỏng cùng với nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như bình thường.

Giảm đau cho vết bỏng 

Để giảm đau cho vết thương bạn có thể dùng một miếng gạc / khăn ướt sạch chườm mát bằng cách đặt lên trên vùng bị bỏng. Thời gian chườm kép dài từ  5-15 phút nhưng không được chườm quá lạnh vì da lúc này rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Bỏng nước sôi nói riêng hay các loại bỏng khác đều cần có thời gian để chữa lành. Nhẹ thì chỉ mất vài ngày, trường hợp nặng hơn có thể sẽ mất vài tuần hay thậm chí là vài tháng mới bình phục. Trường hợp vết bỏng nặng lâu ngày có thể phải sử dụng thêm thuốc giảm đau dưới chỉ định của bác sĩ.

Nếu bị bỏng sâu / vết thương nặng hơn bạn nên đến bệnh viện sớm nhất để được điều trị đúng cách. Dấu hiệu để nhận biết vết bỏng trở nặng đó là sưng- đỏ- đau nhiều hơn ở quanh vết thương, đã có mô hoại tử,… ; đi kèm là các triệu chứng sốc / những dấu hiệu da bị nhiễm trùng, vết bỏng > 3 inch.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *