Bỏng bô được xem là một trong những tình huống vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Đối tượng chủ yếu có thể bị bỏng bô xe máy là phụ nữ và trẻ em do chơi đùa hiếu động. Vậy phải làm sao để hạn chế nguy cơ để lại sẹo khi bị bỏng bô? Tất cả những điều bạn thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp qua cách chữa bỏng bô không để lại sẹo đơn giản sau đây.
Contents
Bỏng bô là gì?
Bỏng bô được xem là một trong những dạng bỏng nhiệt phổ biến tại Việt Nam. Đặc điểm của loại bỏng này diện tích bỏng không lớn song lại tổn thương nặng do nhiệt độ bô rất cao. Nếu không được xử lí đúng cách có thể dẫn đến nhiễm khuẩn và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người nhìn
Bỏng bô được chia thành các cấp độ sau:
Bỏng cấp độ 1: Vùng da bị tổn thương lớp biểu bì bên ngoài, mắt thường cũng thấy da bị bỏng, khi chạm vào chuyển sang màu trắng, rát nhưng không có mủ nước và rộp. Đây được xem là mức độ nhẹ nhất dễ điều trị
Bỏng cấp độ 2: Đây được xem là mức bỏng khá nghiêm trọng làm tổn thương lớp biểu bì phần trung bì vẫn còn nguyên. Chỗ bỏng có nốt phỏng chứa dịch màu vàng, tổn thương sẽ tự phân bào tái tạo trong khoảng 8-12 ngày. Nếu bạn có cách điều trị tốt sẽ ít để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 3: Được xem là bỏng nghiêm trọng nhất. CHia thành 2 loại bỏng sâu và bỏng nông. Loại bỏng này thường để lại sẹo và bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Cách sơ cứu khi bị bỏng bô
Khi bị bỏng bô bạn nên có cách sơ cứu kịp thời nhất vừa để hạn chế nhiễm khuẩn lại hạn chế để lại sẹo.
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Khi bị bỏng ngay lập tức bạn hãy loại bỏ những thứ ở vùng da tiếp xúc như: quần áo, đồng hồ, giày dép…. VIệc loại bỏ quần áo ra sẽ khiến vết thương không bị ăn sâu vào trong.
Bước 2: làm mát vết bỏng
Hạ nhiệt ngay vùng bị bỏng bô bằng việc ngâm hoặc tưới nước sạch vào vết thương khoảng 15-20 phút trong 30 phút đầu bị bỏng. Ngoài 30 phút thường sẽ không còn tác dụng nữa.
Trong trường hợp nếu vết bỏng quá nghiêm trọng bạn không thể ngâm vào nước được hãy dùng 1 chiếc khăn thấm nước đắp lên vết bỏng. Nên loại bỏ dị vật ở vết bỏng ra nếu có.
Bước 3: Làm sạch và băng bó vết bỏng
Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch vết bỏng, cồn y tế để loại bỏ vết bẩn. Sau đó dùng vải sạch để băng bó vết thương một cách nhẹ nhàng nhất.
Cách chữa bỏng bô không để lại sẹo đơn giản
Để có cách chữa bỏng bô không để lại sẹo thì điều đầu tiên là bạn đánh giá vết bỏng. Từ đó có cách chăm sóc hợp lí.
Đối với vết bỏng cấp 1
Vùng da này chỉ bị tổn thương nhẹ có thể tự hồi phục sau 7-10 ngày mà không cần băng bó. Để tránh việc để lại sẹo bạn có thể dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vết bỏng vài lần 1 ngày. Nó sẽ giúp sát khuẩn và dịu da khiến vết bỏng nhanh lành
Bỏng cấp độ 2
Đối với vết bỏng cấp độ 2 khi sơ cứu bạn nên dùng các loại dung dịch sát khuẩn. Sau đó hãy chờ vết thương khô rồi bôi kem mỡ trị bỏng lên. Vết thương nên được băng bằng gạc vô trùng tuyệt đối không nên băng quá chặt vì nó có thể để lại sẹo hoặc nhăn da
Tuyệt đối không nên dùng nước oxy già hoặc thuốc đỏ để rửa vết thương vì nó sẽ gây chết mô hạt khiến vết thương trở nên xấu xí.
Bỏng cấp độ 3
Với trường hợp này đối với trẻ em vì làn da quá yếu bạn nên đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý. Không được tự ý xử lí tại nhà vì có thể gây nhiễm khuẩn hoại tử rất nguy hiểm.
Việc bỏng bô có để lại sẹo không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người có lành tính hay không. Xong việc sơ cứu và xử lí chăm sóc vết bỏng cũng có vai trò vô cùng quan trọng tác động đến việc có để lại sẹo hay không.
Trên đây chúng tôi vừa chỉ bạn cách chữa bỏng bô không để lại sẹo đơn giản tại nhà. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc và điều trị đúng cách để hạn chế việc để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.