Cách chăm sóc vết thương trên mặt nhanh lành, hạn chế để lại sẹo

Bạn có thể che đi những vết thương- vết sẹo ở trên hầu hết các bộ phận của cơ thể, nhưng nếu như các vết thương/ vết sẹo đó ở trên mặt thì lại khó hơn rất nhiều! Nếu như chẳng may, một ngày nào đó bạn có một vết cắt/ vết trầy xước ở trên mặt thì việc điều trị, cách chăm sóc vết thương trên mặt đúng cách và khoa học sẽ đóng vai trò then chốt.  Để vết thương nhanh chóng lành lại không để lại sẹo xấu, hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây.

Xử lý ban đầu cho vết thương trên mặt 

bôi trị sẹo

Việc đầu tiên cần phải làm với mọi vết thương xuất hiện trên cơ thể nói chung và ở trên mặt nói riêng, sẽ là cầm máu. Hãy nhanh chóng sử dụng một miếng vải sạch / gạc y tế, dùng tay để áp chặt lên trên vết cắt- vết trầy cho tới khi hết / giảm chảy máu. Nên duy trì tư thế ngồi / đứng, cố gắng hãy giữ cho phần đầu của bạn được cao hơn so với tim, điều này sẽ giúp thận lợi hơn để cầm máu và đặc biệt là sẽ giúp giảm đi hiện tượng sưng.

Những bạn nữ hãy cố gắng giữ bình tĩnh và kiềm chế không khóc, bởi vì khóc sẽ làm tăng thêm lưu lượng máu đến với mặt, khiến cho vết thương ở mặt bị chảy máu nhiều hơn bình thường.

  • Làm sạch

Khi máu đã ngưng chảy, làm sạch những vết thương trên mặt một cách cẩn thận sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian lành thương. Trước đó bạn hãy rửa tay sạch bằng xà phòng, nước ấm, tiếp đó lau khô bằng khăn sạch để giảm đi khả năng nhiễm trùng cho vết thương. Nhẹ nhàng rửa sạch lại vết thương cùng xà phòng nhẹ / các loại nước sát khuẩn thích hợp cùng với nước sạch / nước mát. Không nên sử dụng nước ấm, vì điều này có thể sẽ khiến cho các mao mạch bị dãn nở và nên gây ra chảy máu trở lại.

Nếu có hãy loại bỏ đi những bụi bẩn/ mảnh vụn bằng nước và lau lại nhẹ cùng với vải sạch. Nếu trong trường hơp phải sử dụng nhíp để loại bỏ đi các mảnh vụn, bạn hãy khử trùng chúng trước bằng cồn 70 độ trước khi sử dùng.

Trong bước làm sạch đầu tiên này, các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dụng nước ô-xy già, bởi vì da mặt là một  trong những vùng da rất mỏng – nhạy cảm của cơ thể, tính ô-xy hóa cao có trong oxy già tuy có thể giúp diệt khuẩn hiệu quả, nhưng lại có thể khiến phá hủy đi các mô và những tế bào tại nơi vết thương, khiến cho vết thương lâu lành hơn, cũng như gia tăng nguy cơ hình thành nên sẹo xấu sau này.

  • Băng bó vết thương trên mặt

Cách chăm sóc vết thương trên mặt: sau khi đã được làm sạch, sử dụng thêm các chế phẩm giúp thúc đẩy quá trình liền thương trực tiếp lên trên vết thương (có thể sử dụng thêm kháng sinh với một số trường hợp có nguy cơ bị nhiễm trùng cao).

Cần lưu ý ở bước này là phải giữ ẩm cho vết thương. Trái ngược với quan niệm thông thường hay cho rằng vết thương càng khô thì càng tốt, thì hiện nay các bác sĩ cũng như các hiệp hội điều dưỡng trên thế giới đều đưa ra lời khuyên:  hãy giữ ẩm cho vết thương. Một độ ẩm thích hợp sẽ giúp cải thiện thời gian cần thiết để giúp làm lành những vết thương ở trên mặt. Theo như một số nghiên cứu, thì việc duy trì được độ ẩm thích hợp tại vết thương có thể thúc đẩy nhanh hơn quá trình liền thương hơn tới 50% so với việc để cho vết thương bị khô. Hiện nay, ở trên thị trường có một số loại thuốc thích hợp để giúp giữ ẩm cho vết thương, vậy nên bạn hãy lựa chọn sản phẩm nào phù hợp trong cách chăm sóc vết thương trên mặt của bạn.

Sau bước đã bôi những chế phẩm giúp hỗ trợ, hãy đặt một tấm gạc vô trùng lên trên vết thương và đảm bảo nó sẽ luôn ở đúng vị trí. Hãy cố gắng không di chuyển các cơ mặt của bạn quá nhiều lần để giữ cho vết thương không bị co kéo trong quá trình chữa lành diễn ra.

Để ngăn ngừa tình trạng sưng, bạn có thể chườm một túi nước đá lên trên vết thương trong khoảng từ 10 – 20 phút, thực hiện từ 3 đến 4 lần một ngày.

  • Đến các cơ sở y tế

Với trường hợp bạn đang có một vết cắt sâu, không thể tự cầm máu được tại nhà thì bạn cần phải đến các cơ sở y tế sớm càng tốt. Trong trường hợp mà vết cắt sâu – rộng không thể kéo các mép lại với nhau được thì có khả năng sẽ cần phải khâu. Lúc này, việc vết thương của bạn có nhanh lành hay có để lại sẹo hay không sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật của người khâu, cơ địa và cách chăm sóc vết thương trên mặt của bản thân bạn.

Hãy theo dõi những dấu hiệu khi vết thương đang bị nhiễm trùng như: đỏ, mủ, sưng, sốt hoặc có cảm giác nóng từ vết thương.

Cách chăm sóc vết thương trên mặt

Mặc dù bạn đã thực hiện rất tốt , kịp thời cách chăm sóc vết thương trên mặt với các bước như ở trên, nhưng một vài vết thương vẫn có thể để lại sẹo xấu, đặc biệt là  với những vết thương sâu, nhiễm trùng hay do cơ địa, …).

Lúc này, điều bạn có thể áp dụng và xử lý chúng bằng một số các loại thuốc phẩm có chứa thành phần gel silicone. Với những sản phẩm này có thể giúp cho vết sẹp mỏng -mờ dần, nên dùng càng sớm càng tốt để đạt được hiệu quả tốt đa, chậm nhất là 3 tháng sau khi thấy vết thương đã lành và cần ít nhất là từ 4-6 tháng sử dụng để quan sát thấy rõ được hiệu quả. Bạn hãy chọn đúng sản phẩm phù hợp và kiên trì sử dụng chúng.

Trong những trường hợp các vết sẹo lớn, sẹo lõm/ phì đại /sẹo lồi, hãy đến gặp các bác sĩ da liễu / bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ để được tư vấn cẩn thận và điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Một số phương pháp thường dùng hiện nay như là: tiêm chất làm đầy, vi bào mòn, tiêm steroid, tái tạo bề mặt bằng laser, phẫu thuật có thể được áp dụng để điều trị với những vết sẹo ở trên mặt.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *