Cách chăm sóc vết thương sinh mổ thế nào là đúng

“Cửa sinh- cửa tử”, như vậy mới có thể hiểu khi người mẹ trải qua quá trình sinh nở khó khăn và nguy hiểm ra sao. Với những mẹ may mắn có thể sinh thường và quá trình chăm sóc đơn giản hơn cũng có thể phục hồi nhanh chóng. Với một số mẹ, vì lý do nào đó trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Sau mổ đẻ sẽ để lại sẹo luôn luôn là vấn đề mà các mẹ quan tâm, lo lắng. Sau đây là một số cách chăm sóc vết thương sinh mổ nhanh lành, tránh để lại sẹo.

Một số vấn đề thường gặp khi chăm sóc vết thương sinh mổ

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ cần cẩn trọng hơn so với sinh thường
  • Ngoài những rắc rối sau sinh mà giống với các mẹ sinh thường như là: sản dịch, mệt mỏi, khó chịu sau sinh, táo bón hay các vấn đề về tiểu tiện, những mẹ sinh mổ sẽ còn phải chịu đựng những cơn đau ở vùng xung quanh da chỗ bị rạch, khó khăn khi di chuyển, hay sẽ đau nhói ở vùng bụng, do các cơ quan bụng bị ảnh hưởng trong khi phẫu thuật nên đau nhiều thân dưới. Chính bởi vậy, sinh thường đã phải rất gìn, thì sinh mổ thì lại càng cần phải chú ý cẩn trọng hơn.
  • Sinh mổ thì được đánh giá không phải là ca phẫu thuật phức tạp, bình thường khoảng 5 đến 6 ngày sẽ có thể xuất viện và từ 7 đến 9 ngày có thể cắt chỉ. Tuy vậy, các mẹ hãy tham khảo những kiến thức cần thiết trong cách chăm sóc vết thương sinh mổ để hạn chế tình trạng vết mổ sẽ bị nhiễm trùng / đau nhức về sau này.

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ trong tuần đầu khi mới sinh con

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ trong những ngày đầu sẽ được thực hiện bởi các y tá
  • Cách chăm sóc vết thương sinh mổ trong tuần đầu tiên, các bác sĩ phụ sản sẽ vệ sinh vết mổ cho bạn vì vết mổ vẫn chưa khô . Sản phụ thường sẽ được dùng mọt số loại thuốc kháng sinh/ giảm đau/ co hồi tử cung, để hạn chế tình trạng vết mổ sẽ bị nhiễm trùng hoặc những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Khi hết thuốc tê, mẹ sẽ cảm thấy đau tại vị trí mổ. Với trường hợp bị đau quá, bạn nên nhờ bác sĩ đến để kiểm tra lại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe tốt nhất.
  • Mẹ cũng lưu ý chỉ khâu đa phần hiện nay là loại chỉ có thể thấm hút, chỉ này ở trong cơ thể và sẽ tự tiêu sau khoảng 6 tuần mà không cần đến những phương pháp cắt chỉ thông thường. Tuy thế, một phần có thể do cơ địa hay vấn đề vệ sinh, có thể xuất.hiện dấu hiệu cơ thể không chấp nhận chỉ khâu một số sản phụ sau sinh, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng hay vết thương bị mưng mủ.
  • Vì vậy, các mẹ nên để ý kỹ, trong khoảng 2 tuần vết mổ thấy có dấu hiệu đau hơn, mủ chảy nhiều… thì nên đến ngay bệnh viện để cắt chỉ, chăm sóc đặc biệt để ngăn ngừa các nguy cơ viêm nhiễm vết mổ.

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ tuần thứ hai sau sinh

  • Cách chăm sóc vết thương sinh mổ ở tuần thứ 2 trở đi thì các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vết mổ sau đó là cắt chỉ. Nếu bạn khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần phải thực hiện việc này. Ở thời điểm này các mẹ nên vệ sinh cơ thể/ lau người sạch sẽ bằng nước ấm. Nếu thấy cơ thể khỏe mạnh, thì có bằng nước ấm tắm nhanh. Chú ý không nên ngâm mình quá lâu trong nước sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới vết mổ. Cách chăm sóc vết thương sinh mổ sau khi đã tắm xong, lau người sạch sẽ, sử dụng bông thấm khô xung quanh vùng vết mổ.
  • Nên chọn sử dụng dung dịch sát khuẩn lành tính, không được gây kích ứng da để lau vết mổ, vùng da xung quanh để giúp cho vết mổ được nhanh lành, tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Nên để vết mổ được khô thoáng tự nhiên, không nên băng quá kín vết mổ
  • Cách chăm sóc vết thương sinh mổ: sau khoảng 2- 3 tuần vết mổ sẽ tạo thành nên sẹo. Vết sẹo mổ trong thời kỳ hồi phục sẽ có hiện tượng sưng- phồng nhẹ, màu sắc vùng da cũng sẽ đậm hơn so với vùng da bình thường. Sau khi phẫu thuật trong vòng 6 tuần, vết mổ sẹo sẽ co lại rõ rệt.
  • Vết thương do mổ đẻ dài khoảng 11-15cm. Vết mổ lành lại, màu sắc của vết sẹo cũng sẽ dần dần tương đồng với màu da hơn và sẽ co gọn lại, về cơ bản thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thẩm mỹ ở bên ngoài, có thể thấy xuất hiện hiện tượng đau nhẹ và ngứa. Lưu ý là không được gãi, tránh gây tổn thương vết mổ, kích thích da mạnh hơn.

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ nhanh lành và không để lại sẹo

Cách chăm sóc vết thương sinh mổ cẩn thận sẽ hạn nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ
  • Cách chăm sóc vết thương sinh mổ hiệu quả nhớ thay băng theo lịch của bác sĩ (khi ở viện) và vệ sinh, thay băng tại nhà ngày 2 lần, nên rửa tay thật sạch trước khi tiến hành thay băng gạc.
  • Hãy mặc quần áo rộng rãi giúp cho vết mổ được thoáng khí, ngăn ngừa việc cọ xát, va chạm đến vết mổ.
  • Cách chăm sóc vết thương sinh mổ thì việc giữ cho vết mổ được sạch sẽ, không bị nhiễm trùng là rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho vết mổ nhanh lành hơn.
  • Trong quá tình vệ sinh vết mổ có thể sử dụng thêm các dung dịch kháng khuẩn. Vết mổ là vết thương hở, nên các mẹ hãy lựa chọn những loại dung dịch sát khuẩn an toàn, hiệu quả cao mà không gây xót, kích ứng, có khả năng hỗ trợ cho vết thương nhanh lành.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *