CÁCH CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG HỞ ĐÚNG CÁCH

Bị thương ngoài da là điều  xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt, lao động hàng ngày. Vết thương hở là cơ hội cho các loại vi khuẩn có hại xâm nhập từ đó gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, mọi khi hay bỏ qua các vết thương hở và nghĩ rằng 1-2 ngày sẽ khỏi nên hay xuất hiện một số trường hợp bị nhiễm trùng, loét da, mưng mủ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đủ các kiến thức cho việc chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách.

1.Một số sai lầm khi chăm sóc vết thương hở

–  Không làm sạch vết thương hở ngay sau khi bị thương

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hay bắt gặp các trường hợp bị trày da, xước da, đứt tay, mọi người thường chủ quan dùng băng gâu, gạc để băng bó vết thương hở mà bỏ qua bước làm sạch. Vết thương hở cho dù nhỏ đến đâu thì việc làm sạch ngay sau khi bị thương là một điều quan trọng và cần thiết nhất. Vết thương bị hở không làm sạch sẽ tích tụ các chất bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi có thể khiến vùng bị thương nhiễm trùng, loét da.

– Dùng thuốc bột rắc lên vết thương hở

Mọi người thường hay truyền tai nhau khi bị thương nhỏ có thể sử dụng các loại thuốc buộc rắc lên vứt thương sẽ giúp cho vết thương hở nhanh lành và tránh nhiễm khuẩn. Loại thuốc bột được sử dụng nhiều nhất là kháng sinh. Tuy nhiên, cách làm này không hoàn toàn đúng, việc sử dụng bột kháng sinh có thể gây ra một số nguy hại tiềm ẩn như:

  • Rắc trực tiếp thuốc bột kháng sinh lên vết thương hở có thể gây ra một số phản ứng phụ như sốc phản vệ, dị ứng. Có thể thấy rất nhiều trường hợp dị ứng kháng sinh dẫn đến tử vong.
  • Sau một vài giờ khi rắc thuốc, bột kháng sinh sẽ khô lại, khả năng phòng, chống nhiễm khuẩn sẽ không còn ý nghĩa nhiều.
  • Bột kháng sinh sau khi khô sẽ làm bịt tắc miệng vết thương hở, làm cản trở quá trình mọc da non, làm kéo dài thời gian vết thương khỏi.

– Sử dụng các dung dịch sát khuẩn như cồn, oxy già lên vết thương hở

Đa số mọi người đều nghĩ rằng sử dụng cồn hay oxy già để rửa sạch vết thương hở sẽ giúp sát khuẩn vết thương tốt nhất. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng, hai loại dung dịch này không được khuyến cáo sử dụng với vết thương hở, với nồng độ mạnh chúng có thể làm phá hủy các mô lành khiến cho viết thương hở lâu khỏi hơn.

2.Các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách

– Bước 1: Rửa tay trước khi sử lý vết thương

  • Rửa tay là bước đầu tiên khi bạn xử lý vết thương hở, giúp loại bỏ bụi bẩn hay vi khuẩn khi tay bạn tiếp xúc với vết thương hở.
  • Sử dụng nước ấm cùng với xà phòng hoặc các dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn. Nếu có găng tay y tế có thể sử dụng để hạn chế tiếp xúc trực tiếp vào vết thương hở.

– Bước 2: Hạn chế lượng máu bị mất

Cầm máu là bước cũng khá quan trọng, nếu bệnh nhân bị mất máu quá nhiều thì sẽ làm quá trình tuần hoàn bị tắt nghẽn dẫn đến một số trường hợp bị ngất hoặc gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một cách giúp bạn cầm máu cho người bị thương:

  • Dùng mảnh vải sạch hay miếng gạc đắp nhẹ lên vết thương đến khi máu ngừng chảy
  • Nếu máu chảy quá nhiều mà không có miếng vải hay gạc, băng thì có thể dùng tay để bịt miệng vết thương đến khi máu ngừng chảy
  • Hãy nâng cao vị trí có vết thương hở cao hơn tim sẽ giúp máu chảy chậm hơn.

– Bước 3: Rửa sạch vết thương hở

  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại dùng dịch sát khuẩn có nồng độ phù hợp để làm sạch vết thương.
  • Dùng khăn sạch để lau khô vết thương.
  • Nếu trường hợp không loại bỏ được các bụi bẩn ở vết thương cần đến ngay cơ sở y tế.

– Bước 4: Băng vết thương hở

Băng bó vết thương sẽ làm hạn chế nhiễm khuẩn, nhiễm trùng

  • Sử dụng băng vô trùng để băng bó.
  • Tránh băng bó vết thương quá chặt và mạnh.
  • Vết thương mà nhỏ chỉ trầy xước không cần băng bó, để vết thương thông thoáng sẽ giúp quá trình mọc da non nhanh hơn.

– Bước 5: Thay băng vết thương hở hàng ngày

  • Nên thay băng mỗi ngày 1-2 lần hoặc trong trường hợp thấy băng bị ướt và bẩn. Khi thay băng cần làm sạch làm vết thương như các bước trên.
  • Vết thương hở đã liền lại thì không cần băng bó, nên để cho vết thương được thông thoáng

 – Bước 6: Kiểm tra, theo dõi vết thương hở

Nhiễm trùng là biến chứng rất thường gặp ở vết thương hở. Trong quá trình chăm sóc vết thương cần quan sát vết thương xem có nhiễm trùng hay không. Một số dấu hiệu vết thương hở nhiễm trùng bạn nên biết:

  • Vết thương đau, sưng, mẩn đỏ.
  • Chảy dịch mủ, mùi hôi hoặc tanh.
  • Vết thương cảm thấy hơi ấm.
  • Người bệnh thấy sốt, mệt mỏi.

Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu này, bạn cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất được theo dõi và chăm sóc kịp thời.

3.Chế độ ăn uống hợp lý

Khi cơ thể người bệnh bị thương nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm có chứa vitamin A, vitamin C, chất đạm,.. để có cơ thể khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *