Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị để lại sẹo bởi những vết cắt- vết trầy xước/ vết khâu/ vết thương phẫu thuật nhỏ hay thậm chí đó là sẹo do mụn trứng cá gây ra, cách tốt nhất để ngăn chặn những “tàn tích” khó coi hình thành trên da là thực hiện tốt, hiệu quả cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo.
Contents
Có chế tự liền thương của da
Sau khi da bị tổn thương, cơ thể của chúng ta sẽ tự hoạt động theo cơ chế tự chữa cùng với 3 giai đoạn.
- Giai đoạn đầu tiên: là xuất hiện máu và viêm ở tại vết thương. Khi da bị thương sẽ khiến cho các mạch máu có trên da bị hư tổn. Từ đó ảnh hưởng tới các tế báo tiểu cầu, giúp cho tế bào tiểu cầu tập trung lại tại thành nút để bịt vết thương lại. Ở trong những tế bào tiểu cầu này sẽ có những chất trung gian để biến cục tế bào tiểu cầu thành những cục máu đông, ngăn chăn cho vi khuẩn xâm nhập.
- Giai đoạn thứ hai: là sự hình thành của những mô tế bào mới nhờ cào sự tăng trưởng của các tế bào.
- Giai đoạn thứ ba: là sự tái tạo lại những lớp biểu bì để hình thành lên lớp da bảo vệ mới.
Vết thương thông thường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn này sẽ lành lại nhưng nguy cơ cao sẽ để lại sẹo rất xấu xí ở vị trí của vết thương.
Cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo
Giữ vệ sinh
Với những vết thương do phẫu thuật, tai nạn, bỏng hay là những vết nặn mụn trứng cá sẽ rất dễ dàng để lại sẹo ở trên da nếu như bạn không biết cách chăm sóc đúng cách. Điều đầu tiên cần phải lưu ý đó là giữ sạch sẽ ,vệ sinh cho vết thương hàng ngày.
Những vết thương hở bạn nên vệ sinh sạch sẽ cùng với cồn y tế sau đó băng bó cẩn thận lại, tránh sự va chạm và bụi tiếp xúc với vết thương. Nếu như vết thương bị tác động bởi những yếu tố độc hại bên ngoài, sẽ rất dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.
Những lưu ý giữ gìn, chăm sóc vết thương để không sẹo, nhiễm trùng
- Rửa thường xuyên vết thương bằng nước sạch, cùng với các dung dịch, dụng cụ sát khuẩn. Đối với những vết nặn mụn ở trên mặt, cần phải giữ sạch, tránh việc tiếp xúc với khói bụi / ánh nắng trực tiếp.
- Phải rửa tay sạch sẽ trước khi sờ vào vết thương, nên hạn chế để tránh gây nhiễm trùng. Ngoại trừ những lúc bôi thuốc hay rửa, bạn không nên dùng tay hoặc bất cứ vật gì chạm vào vết thương, việc làm này sẽ vừa tăng nguy cơ nhiễm trùng vừa làm đọng lại những chất bẩn ở trên da và gia tăng thêm khả năng hình thành sẹo xấu.
- Vảy vết thương không tự ý bóc ra. Khi vết thương bắt đầu hình thành một lớp vảy có thể khiến cho bạn ngứa ngáy/ khó chịu muốn gãi mà lột ra. Tuyệt đối không được bóc lớp vảy đó ra sớm, vì sẽ mở lại miệng vết thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập trong vào cơ thể mà còn góp phần tạo ra thêm những vết sẹo lớn hơn về sau này.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo- những thực phẩm nên sử dụng
– Tăng cường bổ sung thêm đạm – kẽm thêm trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm như: gan lợn, đậu tương, đậu phộng, đậu nành, ngũ cốc sẽ cung cấp một lượng lớn chất đạm và kẽm cho cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành da hơn.
– Bổ sung thêm vitamin C thông qua các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi… để mang tới dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng tự lành cho da. Không những vậy, loại vitamin này sẽ còn cung cấp thêm độ ẩm để da không bị khô, bong chóc trong thời tiết mùa đông và tạo được độ mềm mại, đàn hồi cho da.
– Bổ sung những vitamin nhóm B có trong: sữa, các loại rau như súp lơ, nấm, dâu tây, dưa chuột giúp cung cấp thêm vitamin cho da và tăng thêm khả năng tự lành cho vết thương.
– Sử dụng thêm gừng (có tác dụng ngăn ngừa sẹo), rau ngải (giúp liền sẹo đã được hình thành trên da) ở trong các món ăn hàng ngày, sẽ giúp bạn ngăn ngừa đáng kể những tình trạng hình thành sẹo lồi/ sẹo lõm.
- Cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo- những thực phẩm nên tránh
– Đồ nếp: nếu như bạn không muốn vết thương bị sưng tấy, đau nhức thêm hay thậm chí là mưng mủ, để lại sẹo về sau thì bạn phải hoàng toàn kiêng đồ nếp.
– Rau muống: trong rau muống có tính mát, nhuận trường, giải độc nếu như dùng trong trạng thái cơ thể bình thường sẽ rất tốt nhưng khi da có vết thương, rau muống sẽ kích thích việc tăng sinh quá mức collagen và elastin gây ra sẹo lồi.
– Trứng: bạn không nên ăn trứng để tránh việc xuất hiện da non có màu trắng rất mất thẩm mỹ.
– Thịt gà: nếu bạn đang có vết thương hở và đang trong quá trình chữa trị thì loại thực phẩm này sẽ càng làm bạn thêm đau nhức, ngứa từ đó hạn chế quá trình lên da và hình thành sẹo một cách nhanh chóng.
– Đồ cay nóng và các chất kích thích: tất cả những món ăn, đồ uống này đều không có chứa vitamin, hay mang tới lợi tích cho cơ thể mà chỉ khiến cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải mà thôi
Lưu ý:
– Sẹo là dấu hiệu của sự lành của vết thương ở trên da. Quá trình vết thương chuyển thành sẹo nhanh /chậm, đẹp/ xấu đều tùy thuộc vào mức độ nặng- nhẹ và kích thước của vết thương hay cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo của bạn. Bạn có thể thấy vết thương nhỏ – nông sẽ nhanh lành hơn vết thương to – sâu; vết thương khi bị tím, bầm dập sẽ lâu lành hơn vết thương không bị tím, bầm dập. Tức là, việc hình thành sẹo là điều tất yếu để hoàn tất quá trình.
– Tùy thuộc vào cơ địa từng người, vết sẹo sẽ có thể mờ đi theo thời gian, hoặc cũng có thể không tự mất đi được.