Bỏng do nhiệt, do nước hay bất kì nguyên nhân nào cũng gây đau đớn khôn xiết cho nạn nhân. Việc chăm sóc vết thương bỏng cũng đóng vai trò quan trọng sẽ giúp bạn hồi phục vết thương nhanh hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương bỏng đúng nhất
Contents
Nhận diện vết bỏng tình trạng bỏng
Dưới đây sẽ là 1 số tình trạng mà bạn nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được sơ cứu:
- Vết phỏng ở những vùng nguy hiểm có nguy cơ nhiễm trùng cao như mũi miệng, đầu cổ mặt, quanh hậu môn và cơ quan sinh dục, lòng bàn tay bàn chân có phồng rộp….
- Các trường hợp bỏng nước sôi, bình gas, điện giật, cháy nhà, hóa chất,….
- Người gặp nạn rơi vào trạng thái mất ý thức, sốt cao, lừ đừ, bỏng bị tuột da nền trắng bệch…..
- Khi có dấu hiệu bị bỏng tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ nhận diện vết bỏng.
Cách chăm sóc vết thương bỏng đúng cách nhất
Bỏng là một tai nạn mà có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ lúc nào. Chính vì thế việc biết cách chăm sóc có vai trò hết sức quan trọng vừa để hạn chế biến chứng lại tránh nhiễm trùng.
BĂng kín
Đây là một trong những phương pháp chăm sóc vết bỏng phổ biến nhất. Đặc biệt nó có ưu điểm chính là tiện cho việc vận chuyển bệnh nhân hoặc điều kiện vệ sinh buồng bệnh kém vệ sinh.
Ưu điểm của phương pháp chăm sóc vết bỏng này đó là che chở, bảo vệ tốt vết bỏng tránh nhiễm khuẩn. GIảm đau cho bệnh nhân, thuận lợi cho việc hồi phục đi lại, giữ tác dụng thuốc lâu dài đồng thời giảm quá trình bay hơi.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại 1 số nhược điểm chính là bạn không thể theo dõi vết bỏng 1 cách liên tục, phải thường xuyên thay băng, gây đau đớn cho bệnh nhân khi thay băng đồng thời làm ứ đọng dịch tiết mủ vết bỏng….
Nửa kín
Bạn tiến hành thay băng theo quy trình, tiến hành đắp gạc ướt tẩm thuốc rồi để hở. Sau đó tiến hành tưới rửa nhiều lần hoặc nhỏ giọt bằng nước muối sinh lí. Phương pháp này thường được dùng trong trường hợp vết bỏng sâu hoặc hoại tử
Phương pháp bán hở
Đây được xem là an toàn đối với vùng lấy da. Sau khi mổ 24 tiếng, bạn tiến hành thay băng vùng lấy da bóc bỏ lớp gạc bên ngoài giữ lại lớp gạc trong cùng. Giữ vệ sinh và giữ khô sau 7-10 ngày vùng lấy da hồi phục và gạc tự bong
Phương pháp này còn được dùng khi phương pháp băng kín nhưng vết bỏng tương đối khô, gạc thuốc bám dính lên vết bỏng. Tiến hành thay băng rồi bóc bỏ lớp gạc ngoài. CHú ý giữ lại lớp gạc có tẩm thuốc trong cùng đến khi khỏi
Phương pháp để hở
Ưu điểm chính của phương pháp chăm sóc vết bỏng này đó chính là làm khô vết bỏng và hoại tử có thể chuyển hoại tử ướt thành hoại tử khô giảm nhiễm khuẩn. Người bệnh có thể theo dõi vết bỏng thường xuyên. Đồng thời giảm đau đớn khi thay băng
Song nhược điểm chính của phương pháp này đó chính là đòi hỏi vệ sinh, vô khuẩn tốt để tránh nhiễm chéo. Quá trình chăm sóc thay băng phải kì công. Đồng thời gây mất nước do bốc hơi quá vết bỏng
Quá trình theo dõi vết bỏng bạn nên chú ý đến 1 số yếu tố như:
- Diện tích và độ sâu vết bỏng
- Tình trạng tiết dịch, chảy mủ và giả mạc, mùi hôi cũng như màu sắc dịch vết bỏng
- Tình trạng viêm phù nề vết bỏng. Nếu vết bỏng viêm nề lan tới vùng da lành thì tức là nó có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Tình trạng sung huyết, xuất huyết tại vết bỏng
- TÍnh chất diễn tiến mô hoại tử
- Tính chất mô hạt ra sao đẹp hay bị xơ hóa…..
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn 1 số cách chăm sóc vết thương bỏng đúng nhất. Bỏng là một tai nạn vô cùng phổ biến thường gặp trong cuộc sống và không trừ bất cứ ai vì thế tốt nhất bạn nên nắm rõ kiến thức trên để có cách chăm sóc vết bỏng đúng nhất nhé.