Chăm sóc vết bỏng là một trong những khâu vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến chứng nhiễm khuẩn. thúc đẩy quá trình tái tạo mô hạt, hạn chế việc để lại sẹo. Dưới đây là cách chăm sóc vết bỏng chuẩn nhất.
Contents
Các phương pháp chăm sóc vết bỏng
Băng kín
Đây là phương pháp được dùng phổ biến nhất, nhất là trong điều kiện chiến tranh khi phải vận chuyển bệnh nhân hoặc khi điều kiện vệ sinh buồng bệnh kém không đảm bảo vô khuẩn để chăm sóc vết bỏng theo phương pháp hở
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Che chở bảo vệ vết bỏng chống nhiễm khuẩn và lây chéo
- GIảm đau cho bệnh nhân
- Thuận lợi cho việc phục vụ đi lại vận chuyển bệnh nhân
- Làm tăng tác dụng của thuốc khi thoa, thấm hút dịch tiết giữ độ ẩm vết bỏng
- Giảm quá trình mất nhiệt bay hơi qua vết bỏng
Nhược điểm
- Không thể theo dõi vết thương 1 cách liên tục
- Phải thay băng thường xuyên hàng ngày hoặc cách ngày
- Đau đớn tổn thương mô hạt khi thay băng
- Ứ đọng tiết dịch, dịch mủ tại vết bỏng
Phương pháp nửa kín
Thay băng theo quy trình, tiến hành đắp gạc ướt tẩm thuốc rồi để hở. Sau đó tiến hành tưới rửa nhiều lần hoặc nhỏ giọt liên tục bằng nước muối sinh lí. Phương pháp này thường được dùng trong trường hợp vết bỏng sâu gây hoại tử hoặc viêm mủ khớp
Phương pháp bán hở
Đây là phương pháp áp dụng với vùng lấy da. Sau mổ 24 giờ, tiến hành thay băng vùng lấy da, bóc bỏ lớp gạc ngoài, giữ lại lớp gạc vaseline trong cùng. Giữ vệ sinh và giữ khô, sau 7-10 ngày vùng lấy da hồi phục và gạc vaseline sẽ tự bong
Phương pháp này còn được dùng khi phương pháp băng kín nhưng vết bỏng tương đối khô, gạc thuốc bám dính lên vết bỏng. Tiến hành thay băng, bóc bỏ lớp gạc ngoài, giữ lại lớp gạc có tẩm thuốc trong cùng đến khi khỏi.
Phương pháp để hở vết bỏng
Ưu điểm là:
- Làm khô vết bỏng và hoại tử có thể chuyển hoại tử ướt hành hoại tử khô, do đó giảm nhiễm khuẩn vết bỏng
- Có thể theo dõi vết bỏng thường xuyên
- Không thay băng, tránh đau đớn và tiết kiệm cho bệnh nhân
Nhược điểm
- Đòi hỏi vệ sinh vô khuẩn tốt để tránh lây chéo
- Chăm sóc phải kỹ lưỡng
- Gây mất nước do bốc hơi qua vết bỏng
Cách theo dõi tại chỗ vết bỏng
Theo dõi hàng ngày, đặc biệt trong khi thay băng, thay đổi các yếu tố sau;
- Diện tích độ sâu của vết bỏng
- Tình trạng tiết dịch, chảy mủ, giả mạc, mùi hôi cũng như màu sắc vết bỏng
- Tình trạng viêm phù nề vết bỏng và viền mép. Nếu vết bỏng viêm nề mạnh lan tới da lành thường diễn tiến nặng nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Tình trạng sung huyết xuất huyết tại vết bỏng
- Tính chất và diễn tiến mô hoại tử có rụng hay chưa, có mọc mô hạt hay chưa
- Tính chất mô hạt đẹp hay phù nề xơ hóa. Mô hạt đẹp có hình ảnh bằng phẳng rướm máu đều, ít mủ và giả mạc biểu mô hóa từ bờ mép tốt
Phát hiện hoại tử vết thương khi có các dấu hiệu sau:
- Vết bỏng đột ngột khô lại, chuyển màu tím, nâu đen
- Vết bỏng đột ngột tiết nhiều dịch, có mủ mùi hôi thối, sung huyết
- Biểu mô hóa từ bờ mép vết bỏng kém, bờ mép lõm hẳn so với da lành, rụng hoại tử mà không mọc mô hạt.
- Tổng trạng bệnh nhân nặng lên với biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
Trên đây là cách chăm sóc vết bỏng chuẩn nhất. Mong rằng sẽ giúp các bệnh nhân có được kiến thức chăm sóc và giữ gìn vết bỏng đúng cách mau lành và hạn chế tối thiểu nhiễm khuẩn.