Trong đời sống và lao động thường ngày, chúng ta không thể nào tránh khỏi những va chạm gậy tổn thương đến một vài bộ phận trên cơ thể. Va chạm có thể nhỏ chỉ là trầy xước nhưng có những và chạm lớn phải cần đến băng bó vết thương. Các loại băng bó vết thương hiện nay có là gì? Bạn đã biết cách băng bó để giúp nạn nhân cầm máu chưa? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu về các loại băng bó vết thương để trang bị kiến thức và kĩ năng cho bản thân .
Contents
Mục đích của các loại băng bó vết thương
- Che kín vết thương, hạn chế các vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và sẽ khiến cho vết thương mau lành.
- Băng vết thương còn có tác dụng giảm đau, cầm máu và hạn chế những va chạm không đáng có
- Nguyên tắc khi băng bó vết thương:
– Vết thương phải được băng kín
– Băng chặt vừa đủ, không để băng quá lỏng sẽ gây chảy máu hoặc tuột băng trong quá trình vận chuyển nạn nhân. Không băng quá chặt sẽ làm máu khó lưu thông.
– Giữ vết thương sạch sẽ trong quá trình băng bó.
– Băng bó sớm sẽ mất ít máu, giảm đau cho nạn nhân và tránh nhiễm khuẩn vết thương.
Các loại băng bó vết thương
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại băng bó vết thương, với mỗi vết thương khác nhau, vị trí vết thương khác nhau sẽ sử dụng các loại băng bó vết thương khác nhau để đạt hiệu quả là cầm máu và bảo vệ vết thương tốt nhất.
Các loại băng bó vết thương gồm có:
- Băng cá nhân
- Băng cuộn: chiều dài từ 4 đến 5m, chiều rộng từ 6 đến 8cm.
- Băng tam giác: đây là loại băng làm bằng vải mềm hình tam giác có đính thêm dải ở 3 góc, đa dạng về kích thước băng, dễ dàng sử dụng, thường có kích thước như sau: đáy là 1m, chiều cao là 0,5m, dải ở đều 3 góc. Băng có ưu điểm là: băng được nhiều loại vết thương nhưng lại có nhược điểm là băng cầm máu kém bởi không có nhiều lớp vải ép vết thương như băng cuộn.
Một số kiểu băng của các loại băng bó vết thương
Các loại băng bó vết thương khi sử dụng băng cá nhân và băng cuộn có các kiểu băng như: băng vòng trong, băng số 8, băng vòng xoắn, băng vòng xoắn có nếp gấp, hay băng kiểu đặc biệt…
- Băng vòng xoắn: là đưa cuộn băng đi nhiều vòng từ dưới lên trên theo hình con rắn quấn quanh thân cây hay xoắn chiếc lò xo. Cách băng như sau:
– Dưới vết thương đặt đầu ngoài cuộn băng vào, sau khi miệng vết thương đã đặt gạc phủ kín, tay trái quay đầu cuộn băn- tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên.
– Đặt 2 đến 3 vòng đầu tiên quấn đè lên nhau để giữ chặt đầu cuộn băng, cuốn nhiều cuộn băng từ dưới lên trên, vòng băng sau đè lên khoảng 2/3 vòng băng trước cho đến khi phủ kín được vết thương.
– Đầu cuối của băng phải được cố định thật chắc bằng cách dùng kim/ cắt đôi đầu cuộn băng đó buộc chặt vừa phải ở phía đầu vết thương.
– Ưu điểm: dễ thực hiện, nhanh chóng. Trong các loại băng bó vết thương kiểu băng này thường được áp dụng với những vết thương ở đoạn chi trên, chi dưới ,vùng ngực/ bụng .Chú ý các vòng băng cuốn phải đều nhau và phải xiết chặt để cố định và cầm máu.
- Băng số 8: là kiểu băng đưa cuộn băng vòng theo hình số 8.Với các loại băng bó vết thương thì kiểu này phức tạp, khó thao tác hơn nhưng rất thích hợp với những vết thương ở vị trí: vùng vai, đùi, cẳng tay, gót chân,cẳng chân…tùy theo vị trí vết thương mà sử dụng cuộn băng theo hình số 8 to/ nhỏ khác nhau. Cách băng như sau :
– Băng 2-3 vòng đầu xếp lên nhau để cố định đoạn đầu băng tiếp đó băng nhiều vòng quanh chi theo hình số 8. Đường băng bắt chéo nhau tại mặt trước đoạn chi, cứ thế băng liên tiếp từ dưới lên trên nhiều vòng theo hình số 8. Sau đó vòng băng ra sau đè lên vòng băng trước khoảng 2/3 chiều ngang của băng.
– Băng kín vết thương rồi cố định đầu còn lại của cuộn băng. Trong các loại băng bó vết thương thì kiểu băng này có thể áp dụng tốt ở tất cả các đoạn chi trên cơ thể.
Các loại băng bó vết thương thường gặp
- .Băng kiểu vành khăn( băng trán): Đưa cuộn băng đi theo vòng tròn từ trán tiến ra sau gáy sao cho đường băng trán nhích dần từ trên xuống dưới và đường băng sau gáy tiến dần từ dưới lên trên, cứ lặp lại như vậy cho tới khi vết thương kín thì cố định lại.
- Băng một mắt: Băng cố định một vòng trên trán/ trên tai, tiếp đó đưa cuộn băng đi một vòng bắt chéo qua mắt bị thương và đi qua dưới tai -> tiếp tục một vòng quanh trán và một vòng qua mắt nhích dần lên. Cứ lặp lại như vậy đến khi nào vết thương kín thì cố định lại.
- Băng vai nách: băng một/ hai vòng đầu tại tay bị thương nhằm định đầu băng. Tiếpđó dưa cuộn băng đi theo hình số 8, dưới 2 nách là cuốn 2 vòng của số 8 và bắt chéo ở vùng vai bị thương, buộc hoặc dùng kim băng để cài đầu- cuối của đoạn băng.
- Băng đầu gối: đầu tiên vòng băng đầu qua giữa gối, tại các vòng băng sau đưa liên tiếp một vòng trên gối- một vòng dưới gối.Trong các loại băng bó vết thương, đây được coi là vị trí dễ thực hiện nhất.
- Băng cẳng chân: băng 2 vòng đầu phía trên cổ chân lên nhau để cố định đầu băng, tiếp đó đưa cuộn băng đi theo hình số 8, mặt băng cắt chéo nhau tại mặt trước cẳng chân, băng nhiều vòng số 8 liên tiếp từ dưới lên trên, số 8 sau đè lên số 8 trước. Sử dụng kim băng hoặc buộc cố định đầu- cuối của cuộn băng.
- Băng bàn chân: băng vòng tròn cố định đầu tiên ở sát đầu ngón chân. Cuộn băng đi theo hình số 8,vòng phía sau cổ chân và bắt chéo ở mu bàn chân. Cố định bằng buộc hoặc cài kim băng ở đầu/ cuối cuộn băng.
Trên đây chỉ là một số cách băng bó vết thương thườn gặp. Tùy vào tình trạng, ví trí vết thương mà sẽ lựa chọn các loại băng bó vết thương cho phù hợp. Hãy cố định vết thương nhanh nhất và tiến hành đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Mua gạc băng vết thương tại Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS.