Thay băng rửa vết thương tại nhà đúng cách sẽ giúp vết thương được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, phòng ngừa khả năng nhiễm khuẩn và phục hồi nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng loại vết thương sẽ có những nguyên tắc và quy trình thay băng vết thương khác nhau. Vậy các bước thay băng rửa vết thương tại nhà như thế nào là chuẩn kĩ thuật, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, hãy theo dõi hết bài viết này nhé!
Thay băng rửa vết thương tại nhà- phân loại vết thương.
Có nhiều loại vết thương với đặc điểm và tính chất khác nhau. Việc phân loại phân loại vết thương sạch hay những vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ có kỹ thuật thay băng rửa vết thương tại nhà cũng như ở bệnh viện khác nhau.
- Vết thương không nhiễm khuẩn ( vết thương sạch): là vết thương không có mủ viêm, dịch. Vết thương không phải khâu là vết thương không bị sưng hay tấy, không chứa mủ, lên da non và tiến triển tốt. Vết thương khâu thì mép của vết khâu phẳng, các chân khâu không bị sưng tấy, không nóng rát, không có dịch hay bị đỏ, bứt rứt.
- Vết thương bị nhiễm khuẩn:
– Vết thương không phải khâu: Xung quanh bị tấy đỏ, chảy dịch, mủ bên trong vết thương, nhiều khu vực da bị hoại tử. Với những vết thương này, mức độ tổn thươn sẽ rộng, nguy cơ cao sẽ bị nhiễm khuẩn nếu không chăm sóc đúng cách.
– Vết thương có khâu: đường khâu bị viêm hay sưng đỏ, xung quanh vùng vết thương có cảm giác đau và nóng rát. Vết thương sẽ đau nhức, có thể bị nhiễm khuẩn và có khả năng làm bệnh nhân bị sốt cao.
Quy trình thay băng rửa vết thương tại nhà
- Chuẩn bị dụng cụ: để việc thay băng rửa vết thương tại nhà đảm bảo vệ sinh an toàn chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết sau đây:
– 2 kẹp dùng để gắp bông băng ( tách biệt 2 chiếc dùng khi sạch và bẩn)
– Dung dịch sát trùng vết thương: naCl 0.9% hoặc povidine
– Bông/ gạc miếng
– Găng tay y tế.
– Giấy lót.
– Băng keo.
– Dung dịch khử khuẩn.
- Chuẩn bị thay băng rửa vết thương tại nhà.
– Nên chọn những vị trí sạch sẽ,đủ ánh sáng để rửa vết thương.
– Người rửa vết thương cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành rửa vết thương.
– Không để người bệnh rơi vào tình trạng quá lo lắng, căng thẳng dẫn đến hồi hộp.
– Trước khi thay rửa vết thương tại nhà hãy lấy tờ báo/ giấy nilon lót phía bên dưới, sẽ giúp quá trình thay rửa vết thương không làm bẩn sàn nhà, ga giường,giường…
– Chuẩn bị bên cạnh một túi để đựng rác thải trong quá trình thay rửa.
- Thay băng rửa vết thương tại nhà cho bệnh nhân.
– Nếu vết thương đã được băng bó trước đó: Tháo bỏ hoàn toàn phần băng cũ cho vết thương,chỉ nên tháo băng và chạm vào phần băng còn sạch, khi băng quá bẩn hãy dùng kẹp để lấy băng ra ( không dùng tay), việc chạm trực tiếp vào phần bẩn của băng có thể khiến tay người vệ sinh vết thương bị bẩn và dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
– Có thể lấy kéo cắt băng nếu băng khó tháo quá và nên nhớ phải lấy hết phần chân băng (nếu là băng dính). Nếu sử dụng băng cuộn thì nên tháo ngược chiều băng, cần làm nhẹ nhàng và cẩn thận, không gây thêm tổn thương cho vết thương. Nếu tháo băng tới lớp cuối của băng, nếu vết thương bị dính nên lấy nước muối sinh lý tưới lên phần băng gạc đến khi phần băng được dễ dàng lấy ra. Nên để phần bông băng vừa thay rửa vào một túi riêng để đảm bảo vệ sinh.
- Kĩ thuật thay băng rửa vết thương tại nhà.
– Cần quan sát và đánh giá tình trạng vết thương trước khi tiến hành. Tiếp sau đó lấy một kẹp sạch ( đã được sát khuẩn) lấy bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn sau đó chuyển phần bông (được nhúng sát khuẩn) sang kẹp thứ 2 dùng để rửa vết thương , nên nhớ là từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Tiếp tục lặp lại việc rửa cho tới khi sạch vết thương, hãy chú ý kẹp không được làm bẩn dùng để nhúng bông vào dung dịch sát khuẩn.
Một số lưu ý khi thay băng rửa vết thương tại nhà.
Với những vết thương nhiễm trùng, chú ý cần phải nặn hết mủ của vết thương đồng thời lấy hết phần chân của vết thương cũng như phần da chết ở vết thương. Tiến hành rửa vết thương nhiều lần bằng nước muối sinh lý đến khi nhận thấy vết thương đã tương đối sạch. Lần cuối nên rửa bằng oxi già. nếu thấy vết thương có bụi bẩn hay các dị vật bên trong cần lấy ra ngoài thì ô xi già có khả năng sủi bọt sẽ đẩy dị vật ra ngoài. Nếu thấy vết thương không bẩn và không nhiễm khuẩn thì không nên dùng oxi già bởi vì có thể gây tổn thương cả các tế bào lành xung quanh.
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng khi ở nhà bạn nên sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm như: chất đạm, tinh bột, vitamin từ rau củ quả, kháng chất để cung cấp dưỡng chất thiếu hụt cho cơ thể hồi phục nhanh hơn. Không nên sử dụng một số thực phẩm như: rau muống, đồ nếp,thịt gà, lòng trắng trứng… bởi có thể gây sẹo và ngứa cho vết thương.