Bỏng điện xuất hiện khi có dòng điện đi qua cơ thể, đèn flash hồ quang hoặc bắt lửa qua quần áo. Khi bỏng điện cơ thể chuyển đổi điện thành nhiệt, dẫn đến bỏng nhiệt. Bỏng điện khó nhận biết từ dấu hiệu bên ngoài được chính xác vì mức độ tổn thương thực sự vì các cơ quan nội tạng hoặc phần mô có thể bị bỏng diện tích nhiều và nặng hơn nhiều so với da.
Contents
Bỏng điện là như thế nào ?
Bỏng điện là tình trạng bỏng da xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dòng điện, khi điện tiếp xúc với cơ thể nó có thể đi qua cơ thể con người. Khi điều này xảy ra đồng nghĩa với việc điện có thể làm hỏng các cơ quan và mô .
Bỏng điện khi bị có thể nhẹ cũng có thể nặng, trong 1 vài trường hợp gây ra tử vong. Một số các cơ quan bị tổn thương do bỏng điện:
- Tim: nhịp tim trở nên nhanh- chậm bất thường và cũng có thể ngừng đập nếu không sơ cứu kịp thời.
- Thận: có thể thận sẽ ngừng hoạt động.
- Cơ bắp và xương: khi bị tổn thương nghiêm trọng, có thể gây chảy máu các chất từ bên trong các tế bào cơ bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là “tiêu cơ vân”. Với một số trường hợp thì bỏng điện có thể gây thương tích cho các cơ quanquan trọng khác. Sữ có một số đối tượng bị sự tích tụ bất thường bởi áp lực trong một nhóm cơ được gọi là: hội chứng khoang cấp tính.
- Hệ thần kinh: khi bị bỏng điện nạn nhân có thể bị bất tỉnh, tổn thương mắt hoặc tai hoặc yếu cơ.
Bỏng điện- nguyên nhân do đâu?
Bỏng điện sẽ xuất hiện khi cơ thể con người tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp ( qua vật dẫn) với nguồn điện.
Cụ thể một ví dụ cho người đọc dễ hình dung: một nhân viên bị rơi từ một chiếc xe tải thùng và theo bản năng phòng bị ngân viên này sẽ túm lấy một đường dây điện để tự níu lại lực rơi và sẽ gây thương tích điện trực tiếp. Cách khác, công nhân có thể đang bám vào một cây cột tiếp xúc tiếp với đường dây điện làm anh ta bị thương bởi dòng điện. Hoặc chẳng hạn trường hợp bỏng điện tại nhà, khi dây điện trên thiết bị bị lộ và tiếp xúc với cơ thể người hay dòng nước tiếp xúc với nguồn điện mà một con người cũng tiếp xúc: máy sấy tóc cắm điện bị rơi vào bồn tắm.
Bỏng điện và các triệu chứng.
Triệu chứng bỏng điện phụ thuộc vào lượng điện đã tiếp xúc với cơ thể nạn nhân và thời gian tiếp xúc lag bao lâu. Điện có thể gây nên các loại bỏng trên da khác nhau và tùy thuộc vào lớp da nào bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng bác sĩ dùng để mô tả các loại bỏng khác nhau là:
- Bên ngoài : một vết bỏng trên bề mặt nông chỉ ảnh hưởng đến lớp trên cùng của da. Hiện tương da đỏ, khô rát và đau, khi bạn ấn nhẹ vào vết bỏng, sẽ chuyển dần sang màu trắng.
- Độ dày (một phần) : Bỏng độ dày (một phần) sẽ ảnh hưởng đến 2 phần của da ở lớp trên cùng. Hiện tượng da có màu đỏ, rò rỉ chất lỏng hoặc hình thành mụn nước tù nhỏ- lớn
- Độ dày (đầy đủ): vết bỏng có độ dày (đầy đủ) sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lớp da. Nạn nhân có vết bỏng thường không bị đau bởi vì da bị bỏng không cảm thấy gì. Màu sắc trên da có thể có màu xám trắng hoặc đen.
Bỏng điện và những biến chứng.
Biến chứng do bỏng điện cũng tương tự như các bỏng nhiệt khác như bị nhiễm trùng có thể tiến triển thành nhiễm trùng huyết ( nhiễm trùng máu), hội chứng khoang và tiêu cơ vân do bị tổn thương phần cơ rộng từ bỏng bên trong. Ngoài ra, nạn nhân có thể bị thương do bị ném từ nguồn điện hoặc rơi từ độ cao nào đó như: mái nhà, thang, xe tải… hay do điện giật và những chấn thương này :gãy xương cột sống gãy xương dài, rách- tràn khí màng phổi, cần phải được đưa đến bệnh viện nhanh nhất và điều trị thích hợp.
Cũng có thể xảy ra biến chứng về tim. Nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể là gây tử vong ở thời điểm chấn thương. Nạn nhận nào vị các cơn đau tức ngực hay bị rối loạn nhịp tim trong 24 đến 48 giờ sau chấn thương. Bởi vậy bệnh nhân nên được theo dõi tim mọi lúc và bất kỳ chấn thương điện áp cao nào cũng phải theo dõi tim liên tục trong tối thiểu trong 8 giờ đến khi có dấu hiệu ổn định.
Bỏng điện và cách điều trị
Việc điều trị bỏng điện tùy thuộc vào loại bỏng trên da người bệnh và mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Cách sơ cứu bỏng điện và điều trị nhẹ gồm:
- Vết bỏng nên được làm mát tức thì: có thể đặt một miếng vải mỏng, thấm nước sạch phủ lên vết bỏng hay ngâm trong nước mát. Không nên băng kín trên vết bỏng.
- Che vết bỏng bằng băng sạch : Bác sĩ có thể kê một loại kem/ thuốc mỡ để làm dịu da và ngăn ngừa nhiễm trùng trên vết bỏng.
- Điều trị cơn đau: nhằm giảm bớt nỗi đau của bệnh nhân, nâng phần bị bỏng của cơ thể lên: bạn có thể chống chân hoặc cho chân lên gối. Có thể sử dùng thuốc giảm đau không kê đơn: acetaminophen, ibuprofen ..
- Một vết bỏng da nghiêm trọng thường được điều trị trong bệnh viện bằng phương pháp: thuốc giảm đau mạnh, băng gạc đặc biệt, kháng sinh và các loại thuốc mỡ, cuối cùng là phẫu thuật vùng bị bỏng.
Bỏng điện- cách phòng ngừa
Ngăn ngừa bỏng điện bạn hoặc thành viên gia đình hãy chú ý những điều sau :
- Nắp đặt hoặt thiết kế an trên tất cả các ổ cắm điện ( đặc biệt với những nhà có trẻ nhỏ )
- Dây điện phải để xa tầm tay trẻ em.
- Thực hiện đúng hướng dẫn khi sử dụng các thiết bị điện trong nhà
- Hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong nhà tắm, phòng vệ sinh hoặc bồn tắm.
- Hãy tắt cầu dao khi đang làm việc, sửa chữa liên quan tới nguồn điện.