Trong đời sống hàng ngày rất khó tránh khỏi những trường hợp bạn bị va quệt vào bô xe máy lúc nó còn nóng. Vết quệt này sẽ khiến vùng da của bạn bị tổn thương gây nên sự khó chịu đau rát vô cùng. Vậy bạn có biết bỏng bô là gì và cách sơ cứu bỏng bô thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Contents
Bỏng bô là gì?
Tỷ lệ bỏng bô ở Việt Nam đang rất cao nhất là đối với chị em hay mặc váy ngắn hoặc trường hợp trẻ em hay vui đùa chạy nhảy sơ suất chạm vào ống bô. Ngoài ra nó còn do việc diện tích nhà chật hẹp đi lại vướng vào ống xả xe mới chạy từ bên ngoài về.
Bỏng bô được xếp vào nhóm bỏng nhiệt nhưng là nhiệt khô. Xuất phát từ việc tiếp xúc với bàn là nóng bô xe máy đang nóng, hỏa hoạn cháy nổ bình gas…. Đặc điểm của bỏng bô đó là diện tích bỏng nhỏ. Nhưng quá trình dẫn truyền nhiệt diễn ra nhanh nhiệt độ da vùng bỏng vẫn duy trì mức độ cao sau bỏng dẫn đến tổn thương sâu. Không xử trí kịp thời và không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nổi sẹo thâm.
Xác định mức độ nặng nhẹ của vết bỏng
Các cấp độ của bỏng bao gồm có:
Bỏng độ 1:
Vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì bên ngoài có triệu chứng là vùng da đỏ, đau sẽ chuyển sang màu trắng khi đụng vào không bị rộp da và chảy mủ nước
Bỏng độ 2
Gây tổn thương trên lớp biểu bì và 1 phần chân bì. Biểu hiện nhẹ đó là vùng da đỏ, đau chuyển sang màu trắng khi chạm vào, bị rộp vẫn còn chân lông. Nặng hơn đó là đau hoặc không đau có thể đổi sang màu trắng khi chạm vào đồng thời lông trên da bị rụng
Bỏng độ 3
Là loại bỏng nhất vết bỏng thường bao gồm cả lớp biểu bì và chân bì. Dây thần kinh huyết quản nang lông bị phá hủy. Nếu bỏng nặng vết bỏng sẽ ảnh hưởng đến xương và cơ
Sơ cứu bỏng bô
Để sơ cứu bỏng bô bạn nên làm những điều sau đây:
Đầu tiên loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt để giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng. Bằng cách cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo có tác dụng giữ nhiệt
Làm mát vùng bị bỏng bằng cách ngâm hoặc tưới rửa vùng bỏng bằng nước mát sạch có nhiệt độ 16-20 độ. Thời điểm ngâm tốt nhất 30 phút sau vết bỏng. Sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa vết bỏng ít còn tác dụng. THời gian ngâm chỉ khoảng 15- 30 phút
Che phủ vết bỏng bô băng vết thương bằng vải sạch khô và băng ép nhẹ vùng bỏng
Nâng cao vị trí bị bỏng để giảm sưng
Một số những điều lưu ý khi sơ cứu bỏng bô
Khi sơ cứu vết bỏng bô bạn nên lưu ý 1 số điều sau:
Bỏng bô có nên chườm đá không?
KHông nên dùng nước đá quá lạnh chườm lên vết bỏng. Vì các tinh thể đá có thể làm đông cứng tế bào gây tổn thương hoại tử ướt khiến tình trạng bỏng của bệnh nhân trở nên nặng. Hoại tử do bỏng lạnh không diễn biến mạnh nhưng khiến khả năng bảo tồn khi điều trị vết bỏng khó khăn thậm chí buộc phải cắt cụt bộ phận bị bỏng
Bỏng ống bô có nên bôi kem đánh răng
Tuyệt đối không nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng. Nguyên nhân vì kem đánh răng chứa kiềm nếu gặp môi trường thuận lợi như những vết bỏng do nhiệt độ cao gây ra có thể khiến xâm nhập sâu vào trong vết thương gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc nhiễm trùng ở khu vực bị bỏng làm vết thương lâu lành
Ngoài ra bạn cũng không nên ngâm rửa vết bỏng bằng nước ấm không đắp các loại mỡ, dầu nước tương….. vào vùng bị bỏng vì có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng hoại tử da.
Bên cạnh đó bệnh nhân không nên làm trượt loét vết bỏng bóc bỏ nốt phồng. Đồng thời không bôi nghệ tươi hay các loại kem có thành phần nghệ lên vết bỏng để trị thâm vì tỷ lệ dị ứng do nghệ tươi khá cao
Khi bỏng bô xe nên sơ cứu đúng cách tuyệt đối không được điều trị bằng các loại thuốc tự chế.
Như vậy trên đây chúng tôi vừa mách bạn 1 số điều cần biết về sơ cứu bỏng bô. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để xử trí đúng cách và chuẩn xác nhất cho mình.