Biến chứng loét tỳ đè bạn nên nắm rõ

Vết loét tỳ đè nếu để lâu ngày không có biện pháp xử lí hữu hiệu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến những biến chứng loét tỳ đè để các bạn nắm rõ và có cách xử lí đúng nhất.

Nguyên nhân dẫn đến loét tỳ đè

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương bị loét. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau đây:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương bị loét.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vết thương bị loét.
  • Áp lực tỳ đè quá lâu do nằm liệt lâu ngày…
  • Chất dinh dưỡng bị thiếu khiến cho lớp cơ và lớp mỡ dưới da bị mỏng đi.
  • Các bệnh lí mãn tính như đái tháo đường
  • Lười tập thể dục
  • Vệ sinh không sạch sẽ khiến vi khuẩn vẫn còn trong vết thương
  • Độ ẩm của da quá cao dẫn đến môi trường thuận lợi cho sinh vật phát triển.

Bên cạnh đó cũng còn 1 số lí do khác như: Chăm sóc vết thương loét không đúng cách khi sử dụng các sản phẩm sát khuẩn gây kích ứng da. Môi trường sống ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.

Biến chứng vết loét tỳ đè

Nhiễm khuẩn

Hầu hết các vết loét đều có yếu tố ô nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ tính chất vết thương bị ô nhiễm vi khuẩn với vết thương bị nhiễm khuẩn. Các vết thương nhiễm khuẩn sẽ có các dấu hiệu như sưng, nóng, đỏ, đau, và quyết định sử dụng kháng sinh là dựa vào các triệu chứng này. Tuy nhiên, do tính chất mạn tính, nhiều vết loét tỳ đè không có biểu hiện rõ các dấu hiệu sưng – nóng – đỏ – đau. Do đó, với các trường hợp này, ngoài việc định lượng vi khuẩn hay sinh thiết mô để xác định hình thái viêm nhiễm khuẩn mô vết thương thì việc xác định khả năng vết loét nhiễm khuẩn thông qua kinh nghiệm và tính chất không liền vết thương là quan trọng. 

Viêm xương tủy xương

Hầu hết các vết loét đều có yếu tố ô nhiễm vi khuẩn
Hầu hết các vết loét đều có yếu tố ô nhiễm vi khuẩn

Người ta đã tổng kết rằng, gần 1/3 các vết loét tỳ đè không liền là do có nhiễm trùng xương dưới vùng loét do sự dịch chuyển vi khuẩn trực tiếp từ vết loét hoặc lan truyền theo đường máu và việc chẩn đoán viêm xương tủy xương cũng không quá khó.  Trực khuẩn gram âm và vi khuẩn kỵ khí là các căn nguyên hay gặp ở viêm xương tủy xương.

Tạo các xoang hay đường rò

Đường rò hay các xoang thường hay gặp ở loét tỳ đè, do sự tổn thương nhiều mô dưới da và nhiễm khuẩn xương. Mặc dù miệng vết thương thu nhỏ nhưng phía dưới da vùng loét là cả một khoảng trống lớn làm vết thương không bao giờ liền kín miệng. Một số trường hợp liền miệng vết thương nhưng lại phát triển các đường rò ra các vị trí khác hoặc vào các cơ quan nội tạng như ruột, bàng quang…

Ung thư tế bào vảy

Cụm từ loét Marjolin được sử dụng để mô tả tình trạng ung thư ở vết thương mãn tính. Tuy nhiên, ung thư tế bào vảy ở vết loét tỳ đè có sự khác với loét Marjolin, tỷ lệ ác tính hóa ở vết loét tỳ đè không liền được ước tính là 0,5%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với ung thư tế bào vảy thì 80% tỷ lệ tử vong trong 2 năm là do chỉ điều trị đơn thuần bằng phẫu thuật cắt bỏ vết loét ung thư.

Vết loét tỳ đè gây đau đớn vô cùng cho người bệnh bên cạnh đó nó còn có nhiều biến chứng loét tỳ đè nguy hiểm. Hy vọng bạn sẽ có cách chăm sóc vết loét tỳ đè chuẩn nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *