Dây rốn chính là sợi dây liên kết giữa bé vạ mẹ trong toàn bộ giai đoạn 9 tháng 10 ngày .Quá trình rụng rốn này lâu hay chậm sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh hàng ngày của trẻ. Băng rốn sơ sinh – cách chăm sóc rốn sạch sau khi sinh trong những ngày đầu của trẻ có hiệu quả rất tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn.
Băng rốn sơ sinh từng giai đoạn cho trẻ
Khi bé vừa được sinh ra
- Vệ sinh vùng rốn của trẻ
Sau khi bé được chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cho phần cuống rốn được sạch sẽ. Nếu như thấy kẹp rốn bị hở / bị rơi ra, phải chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực rốn cho bé tối thiểu là 1 lần/ngày. Sau đó hãy sử dụng khăn mềm (dành riêng cho bé sơ sinh), nhẹ nhàng lau khô vùng rốn của trẻ.
- Khi tắm cho bé
Nhiều quan niệm cho rằng không nên tắm bé mà chỉ nên lau người cho đến khi rốn rụng. Tuy vậy, việc tắm rửa cho bé không hề gây hại gì, chỉ cần là bạn giữ cho phần cuống rốn được khô và hạn chế chạm vào nước.
Nếu thấy phần cuống rốn bị ướt, bằng khăn mềm hãy lau khô . Một số trường hợp, cuống rốn của trẻ sơ sinh có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước muối sinh lý và lau khô sau đó băng rốn sơ sinh.
- Khi mặc quần áo cho bé
Rốn chính là phần mà bạn cần phải chú ý nhất trong quá trình chăm sóc, nhưng cũng sẽ đem đến cho bạn nhiều khó khăn trong quá trình mặc quần áo cho bé trẻ.
Lời khuyên cho bố mẹ là hãy quấn tã phía dưới của rốn, luôn luôn giữ cho cuống rốn được khô, sử dụng băng rốn sơ sinh. Cuống rốn sẽ mau khô Khi tiếp xúc với nhiều không khí hơn là gữi kín
Chú ý là nên chăm sóc vùng rốn thật cẩn thận, dùng băng rốn sơ sinh khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều sẽ càng tốt.
- Tã cần phải được gấp ở dưới rốn
Không nên dùng tã/ gạc thường để băng rốn sơ sinh cho bé vì nếu như việc băng rốn nếu không được sử dụng bằng những sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm ổ chứa cho vi khuẩn cũng như ngăn cản quá trình lành rốn bởi rốn lâu khô, đặc biệt là với thời tiết nóng ẩm của nước ta.
Bố, mẹ/ người chăm sóc tránh không sờ vào phần cuống rốn, bôi những chất từ thảo dược không sạch/ không rõ nguồn gốc lên cuống rốn. Những hoạt chất từ thảo dược thường sẽ bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm cũng như vi khuẩn sẽ làm gia tăng nguy cơ rốn bị nhiễm khuẩn ở trẻ.
- Cuống rốn phải được rụng tự nhiên
Nếu rốn vẫn chưa rụng dù đã qua một thời gian, bố/ mẹ đừng quá lo lắng. Đôi khi, ở 1 số trẻ cuống rốn sẽ rụng đi khá trễ. Khi ở trong những trường hợp này, tốt nhất là vẫn chờ để cho cuống rốn được rụng tự nhiên chứ không được tác động lên nó dù chỉ là liêm kết rất lỏng lẻo. Nếu như tại vị trí của cuống rốn có xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: chảy nước vàng, chảy máu cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất để được thăm khám cũng như nhận được sự tư vấn đúng nhất, tránh những biến chứng không tốt cho bé.
Sau khi phần cuống rốn rụng, bạn sẽ thấy được rõ ràng lỗ rốn của bé. Nhiều khi, lỗ rốn của bé có thể bị nổi mẩn đỏ, hay thậm chí có thể sẽ chảy ít máu. Điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn cũng sẽ lành lại trong vòng 2 tuần sau đó.
Sau khi dây rốn đã rụng
Các dây rốn của bé thường sẽ tự tách ra trong vòng từ một cho đến hai tuần. Khi bố/ mẹ nhìn thấy một mảng da đã khô, màu đỏ ở cuống rốn thì đó là điều rất bình thường.
Đôi khi, sẽ có một lượng nhỏ máu tối màu có thể được chảy ra – đây là điều rất bình thường. Nhưng nếu thấy việc chảy mà máu kéo dài > hai tuần, bố/ mẹ nên nhờ đến tư vấn từ bác sĩ ngay.
Băng rốn sơ sinh- Dấu hiệu nhiễm trùng
Sẽ rất dễ bị nhiễm trùng nếu cuống rốn của bé không được chăm sóc cẩn thận. Nếu nhận thấy ở bé có một trong những triệu chứng sau, bạn hãy tiến hành đưa bé đến bệnh viện sớm nhất:
- Bé bị sốt cao > 38,5 độ C
- Tại phần cuống rốn bé có mùi hôi / chân rốn chảy mủ
- Phần da xung quanh rốn mềm và đỏ
- Bé khóc/ khó chịu khi bạn chạm nhẹ vào rốn
- Cuống rốn bị sưng đỏ – chảy máu
Cùng với việc quan tâm đến tình trạng rốn của trẻ, ở giai đoạn từ 0-1 tháng tuổi bố/ mẹ nên chăm sóc bé cẩn thận kỹ lưỡng bởi vì bé dễ mắc phải nhiều bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt, kém. Đây cũng được xem là giai đoạn vàng để thực hiện những xét nghiệm/ sàng lọc để phát hiện các một số bệnh nguy hiểm, để bảo vệ sức khỏe bé, tránh những nguy cơ tiềm ẩn