Điểm danh gạc chống thấm nước tốt hiện nay

Gạc chống thấm nước hiện được sử dụng rất phổ biến bởi có nhiều tính năng vượt trội: bảo vệ vết thương, chống nước. Với câu tạo là nền polyme co giãn, chứa nhiều lỗ thoát khí sẽ giúp da thông thoáng, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình liền thương diễn ra thuận lợi.

Hiện nay có những loại gạc chống thấm nước nào ?

gạc chitosan
Gạc chống thấm nước đang khẳng định vị trí hữu hiệu trên thị trường

Băng gạc chống thấm nước đang có trên thị trường hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên với HETIS đã và đang phân phối đa dạng các loại băng gạc với nhiều công dụng, kích thước và chất liệu được người bệnh tin dùng.

Hetis Silicone Foam

  • Cấu tạo, công dụng

Gạc chống thấm nước Silicone Foam là loại gạc xốp vô trùng silicone, dày từ 4 – 5mm, cấu tạo gồm có 3 lớp:

  • Lớp trên cùng:  tiếp xúc với không khí chính là màng PU (polyurethane film) bán thấm có công dụng chính là ngăn nước, vi sinh vật xâm nhập vào bên trong nhưng vẫn đảm bảo cho hơi nước thoát ra và trao đổi oxy (MVTR (moisture vapour transmission rate) ≥1500 g/m2.24h).
  • Lớp ở giữa là: lớp xốp PU (polyurethane foam) khá ưa nước, khả năng thấm hút dịch cao (có thể vào khoảng 11 – 18g dịch/g gạc) giữ dịch ở trong gạc, giúp hạn chế tối đa số lần thay gạc/ ngày.
  • Lớp dưới cùng: sẽ tiếp xúc trực tiếp với các vùng da xung quanh và vết thương là lớp silicone đục lỗ (kích thước 1.6 – 3.0mm), độ bám dính thấp, rất nhẹ dịu với da.

– Khi vết thương được tiếp xúc gạc, lớp giữa của gạc chống thấm nước Silicone Foam sẽ thấm hút phần dịch và phồng vào bên trong, chiếm lấy chỗ phần lõm của vết thương từ đó hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.

–Vì có tính chất bám dính đặc biệt của lớp silicone, gạc chống thấm nước Silicone Foam cho phép bóc ra và dán lại nhiều lần nhưng người bệnh  không bị đau, rát. Gạc còn duy trì môi trường có độ ẩm thích hợp với vết thương, hỗ trợ cho quá trình liền thương được diễn ra thuận lợi hơn.

– Mỗi miếng gạc đều được đựng trong từng bao vô trùng riêng, tất cả các sản phẩm được diệt khuẩn bằng tia gamma.

  • Chỉ định: dòng gạc chống thấm nước Silicone Foam được chỉ định sử dụng với những vết thương có độ sâu vừa, tiết lượng dịch từ trung bình đến nhiều như là:

– Vết thương sau khi phẫu thuật, vết chấn thương

– Vết thương mãn tính như: loét tiểu đường, vết loét tỳ đè, loét tĩnh mạch, loét động mạch.

– Vết thương bỏng nhẹ như: bỏng độ 1-độ 2…

– Không nên sử dụng gạc với những vết thương  khô, tiết ít dịch, vết bỏng nặng như là bỏng độ 3.

  • Lưu ý : không nên sử dụng cùng với các chất ô xy hóa như là H2O(oxy già) bởi vì những chất này sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc- đặc tính và hiệu quả của sản phẩm. Khi thấy bao bì bị hỏng, rách không nên sử dụng.
  • Sản phẩm có đa dạng nhiều kích thước để phù hợp nhiều với tình trạng vết thương.

Hetis Hydrocolloid

Gạc chống thấm nước Hydrocolloid là loại gạc được cấu tạo nhờ vào sự kết hợp giữa các chất có khả năng tạo gel nhưlà:  gelatin, pectin carboxymethylcellulose cùng với những vật liệu có tính đàn hồi và keo. Phía trên cùng là lớp màng PU bán thấm, có độ dày 0.6mm – tác dụng để ngăn nước, vi sinh vật xâm nhập nhưng vẫn cho phép trao đổi oxy, hơi nước thoát ra.

– Gạc HETIS Hydrocolloid sẽ cung cấp môi trường ẩm thích hợp cho sự phát triển các tế bào hạt, vì thế mà quá trình liền thương được đẩy nhanh hơn. Gạc còn giúp loại bỏ đi những mô chết, giúp vết thương không bị đóng vảy trong khi liền thương vì nên sẽ giảm thiểu khả năng hình thành sẹo xấu.

– Gạc có khả năng tạo gel hóa tốt với phần dịch mủ vết thương nên sẽ tránh được hiện tượng vết thương bị “dính gạc”, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau/ rát mỗi lần thay gạc.

– Tất cả các sản phẩm đều được tiệt khuẩn bằng tia gamma, mỗi miếng đựng trong từng bao riêng vô trùng, rất dễ sử dụng.

  • Chỉ định : sản phẩm được khuyến cáo chỉ định dùng cho các loại vết thương như:

– Vết thương sạch, khô, ít dịch, độ sâu ở mức trung bình như là vết xước da

– Vết thương sau khi đã phẫu thuật

– Vết thương mãn tính như: loét tiểu đường, loét tỳ đè… ở giai đoạn lên mô hạt và đang biểu bì hóa

– Vết bỏng nhẹ như bỏng độ và độ 2,…

– Chú ý: không nên sử dụng gạc với những vết thương tiết nhiều dịch, vết bỏng nặng như bỏng độ 3, vết thương nhiễm trùng, vết thương dày-  sâu/ nhiều ngóc ngách, đường hầm.

– Với các vết thương mãn tính như loét tỳ đè, loét tiểu đường, … cần phải đánh giá kĩ vết thương trước khi sử dụng

  • Sản phẩm có rất nhiều kích thước khác nhau cho người bệnh lựa chọn sử dụng.
Gạc chống thấm nước có rất nhiều ưu điểm so với băng gạc truyền thống

Hetis Film Pad

Gạc chống thấm nước FILM  PAD là loại băng film có gạc vô trùng gồm có 2 phần: phần màng PU (polyurethane film) có phủ lớp keo không gây dị ứng cho da, một lớp màng bán thấm, vi sinh vật, ngăn chặn nước tấn công nhưng vẫn cho phép hơi nước thoát ra và trao đổi oxy (MVTR (moisture vapor transmission rate) ≥ 600 g/m2.24h), phần gạc cottong ở giữa thấm hút (có phủ 1 lớp chống dính rất đặc biệt).

  • HETIS FILM  PAD có khả năng thấm hút dịch rất tốt từ vết thương.
  • Gạc it bám dính vào vết thương, mỗi lần thay gạc bệnh nhân không bị đau hay rát
  • Bảo vệ vết thương tránh khỏi những nguyên nhân tấn công từ bên ngoài của vi sinh vật.
  • Gạ dịu nhẹ không gây kích ứng da.

– Tất cả sản phẩm gạc chống thấm nước đều được tiệt khuẩn, mỗi miếng đều được chứa riêng trong từng bao vô trùng, thuận tiện khi sử dụng, mang đi di chuyển..

  • Chỉ đinh: HETIS FILM  PAD chỉ định sử dùng cho các vết thương khô- nông, bỏng nhẹ- trầy xước, rách da. Những vùng ghép da và có thể dùng làm băng thứ cấp cho một số các loại băng khác.
  •  Không nên sử dụng băng cho vết nhiều dịch, bỏng nặng
  • Sản phẩm hiện có rất nhiều kích thước khác nhau, để phù hợp với từng vị trí và dạng vết thương.
Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *