Áp dụng ngay những cách rửa vết thương sau phẫu thuật hiệu quả nhất

Cách rửa vết thương sau phẫu thuật, thay băng hàng ngày được xem như là kỹ thuật rất dể thực hiện ngay tại nhà. Nhưng nếu như không làm đúng kỹ thuật và quy trình sẽ khiến cho vết thương gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn như: hoại tử vết thương, nhiễm trùng khiến vết thương điều trị khó và lâu lành hơn so với bình thường

Cách rửa vết thương sau phẫu thuật

cách rửa vết thương sau phẫu thuật
cách rửa vết thương sau phẫu thuật

Chuẩn bị dụng cụ 

  • 2 chiếc kềm kelly.
  • Chén nhỏ đựng dung dịch rửa vết thương.
  • Dung dịch sát trùng da gồm: Povidine và NaCl 0.9%
  • Bông viên.
  • Miếng.gạc
  • Gòn bao dày / mỏng tùy theo tình trạng thực tế vết thương.
  • Găng y tế tay sạch.
  • Kềm gắp băng bẩn.
  • Giấy/ ni lông để lót.
  • Túi riêng đựng rác thải y tế.
  • Băng keo y tế.
  • Thau đựng dung dịch để khử khuẩn.

 Chuẩn bị

  • Chọn địa điểm để rửa vết thương nếu có thể nên thực hiện trong phòng vô khuẩn, kín đáo, sạch và có đủ ánh sáng.
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ rửa vết thương, trước khi chuẩn bị thì người rửa vết thương cần phải đeo khẩu trang, rửa tay, dụng cụ rửa vết thương phải được vô khuẩn.
  • Chuẩn bị tinh thần cho người bệnh, động viên tránh tâm lý stress, khó chịu, kích động trong quá trình rửa vết thương diễn ra.
  • Trước khi tiến hành thay rửa vết thương nên để ở phía dưới vết thương một tờ báo / giấy nilon, điều này sẽ giúp cho quá trình thay rửa vết thương không làm bẩn ga, đệm, giường, sàn nhà…
  • Hãy để sẵn một túi đựng các loại băng bẩn, bông lau rửa vết thương ở cạnh để sử dụng…

Rửa vết thương cho bệnh nhân

  • Vết thương đã được băng trước đó

Cần phải tháo bỏ đi lớp băng cũ của vết thương, lưu ý khi tháo băng chỉ nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu như băng quá bẩn hãy dùng kẹp để lấy băng ra, việc bạn chạm vào phần bẩn của băng có thể khiến tay bị bẩn và dẫn tới việc nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.

Băng cũ mà quá khó để gỡ bỏ có thể lấy kéo cắt lớp băng và chú ý cần phải lấy hết phần chân băng (nếu là băng dính). Với phần băng cuộn nên tháo ngược chiều băng, chú ý thao tác cần làm nhẹ nhàng, không nên gây thêm tổn thương cho vết thương. Khi đã tháo băng đến lớp băng cuối, nếu như vết thương bị dính bạn nên lấy nước muối sinh lý tưới đẫm lên trên phần băng gạc để tháo dễ dàng hơn.

Với phần băng đã tháo nên để gọn gàng vào trong túi riêng, không nên để dây dưa ở bên ngoài, gây mất vệ sinh.

  • Quan sát, đánh giá vết thương 

Dùng gạc sạch để thấm dung dịch rửa vết thương sau phẫu thuật, rửa từ trong ra ngoài, từ trên xuống- dưới lan rộng bán kính khoảng 5cm, rửa nhẹ nhàng, không được chà xát mạnh gây tổn thương thêm cho vết thương.

Thấm nhẹ vết thương bằng miếng gạc sạch.

Đắp miếng gạc vô khuẩn lên trên bề mặt vết mổ rồi tiến hành băng lại.

Nếu cách rửa vết thương sau phẫu thuật và chăm sóc đúng kỹ thuật thì: sau 5 ngày có thể cắt chỉ đối với thương ở vùng đầu. Còn đối với những vết mổ ở các vùng khác trên cơ thể, có thể cắt chỉ sau khoảng 7 ngày. Để an toàn nhất, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được điều y tá làm thủ thuật cắt chỉ (nếu như sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần phải cắt chỉ).

Sau khi đã cắt chỉ vết mổ sẽ bắt đầu lên da non, vậy nên bệnh nhân cần phải chú ý theo dõi để tránh không bị bị nhiễm trùng.

Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật tại nhà

chăm sóc vết thương hở sâu

Cùng với Cách rửa vết thương sau phẫu thuật theo đúng quy trình kỹ thuật, bệnh nhân cũng nên lưu ý thực hiện những chỉ dẫn dưới đây để vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.

  • Luôn giữ cho vết thương sau phẫu thuật khô, sạch: không được sử dụng bất kì các loại thuốc / đắp những bài thuốc dân gian khi chưa có được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Không được vận động quá sớm, mạnh ảnh hưởng trực tiếp lên vết thương.
  • Có thể băng kín vết mổ để tránh những sự xâm nhập của vi khuẩn nhưng nên nhớ phải thoáng,không nên băng quá chặt tay, vệ sinh và thay băng hàng ngày.
  • Nếu như vết thương nhẹ, bác sĩ cho phép bạn tắm nhưng nên tắm nhanh, không được tắm nước quá nóng, quá lâu hay ngâm cơ thể trong bồn tắm sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng vết thương.

Khi nào cần phải báo bác sĩ?

Cần báo lại càng sớm càng tốt cho bác sĩ hay đi đến tái khám sớm nhất nếu như bạn nhận thấy những vết thương sau phẫu thuật có một trong bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào dưới đây:

  • Cảm giác đau đớn không giảm mà tăng dần;
  • Vết thương bị đỏ / sưng tấy
  • Chảy máu / chảy mủ tại vết thương
  • Tăng lượng tiết dịch từ vết thương;
  • Có mùi hôi xuất phát từ vị trí vết thương
  • Vết thương nhìn có vẻ sâu hơn, lớn hơn
  • Bị bung chỉ khâu
  • Vùng da xung quanh vết thương bị phù nề, sưng đau hay khi ấn thấy bị phập phều
  • Toàn thân người bệnh bị mệt mỏi, lừ đừ
  • Nhiệt độ cơ thể bệnh nhân vượt quá 38,5 độ C trong hơn 4 giờ và khó hạ sốt.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *