Ít nhất một lần trong đời bản thân sẽ bị những vết thương hở, sau một thời gian chăm sóc vết thương sẽ lành lại. Tuy vậy, với một số trường hợp thì các vết thương hở có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được chăm sóc kịp thời, đúng cách.
Contents
Thế nào là vết thương hở?
Vết thương hở là một chấn thương liên quan tới sự rách da bên ngoài / bên trong mô của cơ thể, thông thường sẽ liên quan đến da. Vết thương hở- nguyên nhân phổ biến nhất gây ra do ngã, tai nạn với những vật sắc nhọn, tai nạn xe… Đa số các vết thương hở nhẹ đều có thể được điều trị tại nhà, không gặp quá nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng có những vết thương hở gây máu chảy nhiều / chảy máu kéo dài nên tới đến cơ sở y tế sớm nhất, nếu không có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Nhận biết các loại vết tượng hở
Sẽ có rất nhiều loại vết thương hở, trong số đó có thể phân chia vết thương hở thành 4 loại sau đây tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết thương, bao gồm như sau:
- Vết thương hở hình thành do sự mài mòn
Sự mài mòn hình thành trên da xảy ra khi da bị cọ xát nhiều với bề mặt cứng/ thô ráp. Vết thương do sự mài mòn có đặc điểm là thường không chảy nhiều máu nhưng vết thương cần được vệ sinh, rửa sạch sẽ những bụi bẩn găm trên da và làm sạch để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Vết rách
Vết rách đơn thuần là một vết cắt sâu qua dan. Nguyên nhân gây ra những vết thương này có thể như là dao sắc, máy móc và dụng cụ… Khi vết rách sâu sẽ gây ra chảy máu và lan rộng. Trường hợp đôi khi tại điểm động mạch có thể gây ra mất máu nhiều, dẫn tới choáng váng cho nạn nhân.
- Vết đâm thủng
Thủng là một lỗ lớn / nhỏ do một vật nhọn- dài như: đầu của dao nhọn, kim, đạn, đinh gây ra. Những vết thủng có thể không gây chảy máu nhiều, nhưng các vết thương này có thể đủ sâu để có thể gây ra những tổn thương tới các cơ quan nội tạng. Nếu như bạn bị một vết thủng nhỏ do đinh / vật không sạch bạn nên đi tiêm phòng uốn ván, trong trường hợp vết thủng đủ sâu nên đi khám bác sĩ để tránh hưởng đến sức khỏe.
- Mất đi một phần cơ thể
Tình trạng này thường xảy ra khi một phần hoặc mất đi hoàn toàn một phần da và mô dưới. Tình trạng này thường gặp trong những vụ tai nạn nghiêm trọng hay do tai nạn giao thông hay trong những cuộc ẩu đả. Đây là một dạng vết thương hở nghiêm trọng và rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm của vết thương hở.
Điều trị vết thương hở
Tùy thuộc vào các loại vết thương hở, mức độ để lựa chọn biện pháp điều trị tại nhà hợp lý hay cần sự can thiệp từ y tế. Một số biện pháp để điều trị vết thương hở như:
- Chăm sóc vết thương hở nhỏ tại nhà
Các vết thương hở nhỏ có thể được điều trị tại nhà. Hãy dùng nước muối sinh lý để rửa và sát trùng vết thương để giúp loại bỏ đi hết bụi bẩn, mảnh vụn do vật gây thương tích để lại. Với trường hợp bị chảy máu cần sử dụng thêm áp lực trực tiếp vào vết thương để giúp kiểm soát chảy máu và hạn chế sưng tấy.
Sau khi đã sát trùng kiểm soát được tình trạng chảy máu, cần quấn lại vết thương và luôn sử dụng thêm băng / băng vô trùng. Với một số các vết thương hở nhỏ vết thương có thể tự lành mà không cần băng bó nhưng chú ý cần cần giữ vết thương khô,sạch trong khoảng 3-5 ngày.
Trong trường hợp quá đau, có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau như acetaminophen theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng các thành phần có chứa aspirin vì có thể gây ra / kéo dài thời gian chảy máu.
Nếu vết thương bị bầm tím / sưng tấy nhiều có thể dùng đá để chườm, hạn chế sự sưng, bầm tím. Cần sử dụng thêm kem chống nắng cho da nhạy cảm có chỉ số chống nắng trên vùng da đó cho tới khi vết thương lành lại hẳn.
- Các vết thương hở cần hỗ trợ của nhân viên y tế
Không phải trường hợp vết thương nào cũng có thể điều trị tại nhà, một số trường hợp cần can thiệp y tế như sau:
- Vết thương hở sâu > 1cm.
- Vết thương chảy máu nhiều và khó cầm với áp lực trực tiếp
- Chảy máu lâu hơn 20 phút
- Chảy máu gây ra do một tai nạn nghiêm trọng.
Với những trường hợp trên có thể được xử lý bằng việc khâu vết thương để cầm máu và giúp nhanh liền da, nếu như vết thương bị đâm thủng cần tiến hành tiêm phòng uốn ván. Phụ thuộc vào vị trí của vết thương và nguy cơ nhiễm trùng, có thể để cho vết thương lành với một số phương pháp như sau:
- Sử dụng băng vô trùng giúp ngăn ngừa quá trình xảy ra nhiễm trùng.
- Sử dụng thêm thuốc giảm đau, kháng sinh với những trường hợp nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Có thể chườm lạnh để giảm sưng- đau và bầm tím.
- Trong trường hợp một bộ phận cơ thể bị đứt rời, hãy dùng băng gạc vô trùng cuốn và chườm trong nước đá phần cơ thể bị tách rời đó để di chuyển ngay đến bệnh viện.
- Chăm sóc vết thương hở bằng cách hàng ngày thay băng, trước khi thay băng cần rửa sạch tay để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
Biến chứng vết thương hở
- Nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván như: các cơn co thắt cơ ở cổ và hàm.
- Viêm cân mạc hoại tử, viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng huyết: Đây là một tình trạng rất nặng, nhiễm trùng huyết có thể gây ra do những ổ nhiễm trùng với vết thương hở dẫn tới. Nhiễm trùng rất nghiêm trọng, có thể gây nên tử vong nếu quá trình điều trị không kịp thời.