Xử lý nhiễm trùng vết thương hở thế nào là an toàn- đúng cách

Trong quá trình lao động cũng như sinh hoạt thường ngày, tai nạn khi bị thương ngoài da sẽ không phải là chuyện ít gặp. Những vết thương hở có thể rất nhỏ từ chỉ là vết xước da/ đứt tay/ vết kim đâm cho tới những vết thương rộng, sâu hơn như: rách da mảng lớn, đứt da sâu… Các vết thương đều cần phải chữa trị , xử lý nhiễm trùng vết thương hở để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở

Xử lý vết thương hở

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở không nên chậm trễ

Với những vết thương xảy ra do tai nạn lao động / tai nạn sinh hoạt gây nên rách – chảy máu da, kèm theo đó là phần mềm bị tổn thương. Ngay khi vết thương xuất hiện thì nguy xâm nhập các loại vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác đã hình thành, đi qua vết thương hở để tấn công vào bên trong cơ thể. Có thể phân loại vết thương như sau: vết thương sạch là khi đến bệnh viện sớm trước 6 giờ, vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao khi đến sau 6 giờ là hơn rất nhiều lần.

Với những vết thương hở nhưng nhỏ gọn- nông, sạch thì có thể xử lý, rửa bằng một số dung dịch sát khuẩn, tiếp đó băng kín vết thương lại. Khi xử lý các vết thương phần mềm cần phải thực hiện cầm máu sớm nhất, kịp thời, hạn chế làm vết thương thêm nhiễm khuẩn. Với vết thương có dị vật bên trong cần phải nhẹ nhàng rút ra, hạn chế làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu.

Với cách xử lý nhiễm trùng vết thương hở dài và sâu, có thể đi kèm theo dập nát các tổ chức hay những vết bẩn thì cần phải tiến hành làm sạch, sát trùng, khâu phục hồi vết thương, cắt lọc ( nếu cần thiết). Khi đã khâu xong cần phải điều trị kết hợp cùng với kháng sinh trong vòng từ 7 đến 10 ngày để  loại bỏ nhiễm trùng vết thương hở. Đa phần có thể cắt chỉ vết thương sau khi khâu từ 10 đến 14 ngày tùy thuộc vào vị trí. Những vết thương tại vùng mặt là nơi được tưới máu nhiều nhất nên thường liền nhanh hơn, có thể cắt tiến hành chỉ chỉ sau khoảng 10 ngày.

Chỉ là một vết rách da nhẹ nhưng nếu không xử lý nhiễm trùng vết thương hở kịp thời – đúng cách có thể trở nên nghiêm trọng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Bên cạnh đó, chúng ta cần nhận biết được vết thương đang bị nhiễm trùng để có cách xử lý nhiễm trùng vết thương hở kịp thời, hạn chế diễn biến nặng hơn.

Băng kín vết thương nên hay không ?

Có rất nhiều quan niệm cho rằng với vết thương nên để  hở, sau khi đã được làm sạch không cần băng bó lại. Nhưng, việc làm này sẽ khiến vết thương hở phải tiếp xúc với rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng hơn. Để vết thương hở mà không băng lại sẽ không có lợi  gì cho quá trình lành thương cả. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương hở và thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh chính là cho vết thương đủ đọ ẩm bằng cách sử một số loại thuốc mỡ, ngăn ngừa không để cho vết thương bị quá khô lại và đóng vảy, bởi vì khi vết thương đã đóng vảy sẽ mất rất nhiều thời gian để lành lại.

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở- Nhận biết

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở không kịp thời đúng cách rất dễ bị biến chứng nguy hiểm

Nhận biết để xử lý nhiễm trùng vết thương hở sớm sẽ hạn chế tối đa những tổn thương của người bệnh:

  • Vết thương bị chảy dịch màu xanh lá cây/ màu vàng, có thể kèm theo mùi hôi. Nếu thấy mủ chảy ra có mùi khó chịu/ màu xanh lá cây thì chắc chắn rằng vết thương đã bị nhiễm trùng.
  • Vết thương đau nhiều hơn, có dấu hiệu bị đỏ tấy/ sưng.
  • Thay đổi kích thước, màu sắc so với vết thương lúc đầu. Vùng da bị đỏ lan rộng từ 2 – 3 mm xung quanh miệng vết thương thì không lo lắng nhưng nếu lan rộng ra hơn nữa thì cần hết sức chú ý.
  • Các vệt đỏ xuất hiện trên da xung quanh vết thương.
  • Bệnh nhân bị sốt cao, khó hạ sốt/ sốt không rõ nguyên nhân.
  • Bình thường hiện tượng đau và sưng chỉ kéo dài đến ngày thứ hai và sau đó sẽ giảm dần, nếu không thấy thuyên giảm thì hiện tượng bất bình thường đã xảy ra.
  • Bệnh nhân sức khỏe rất yếu

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở phải làm sao?

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở cần băng/ bó để hạn chế vi khuẩn xâm nhập

Xử lý nhiễm trùng vết thương hở sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ nặng- nhẹ, tình tạng sức khỏe và thời gian hình thành vết thương. Nếu thấy vết thương chỉ bị đỏ nhẹ, thì nên thấm / chườm nước muối (sử dụng 2 muỗng cà phê muối ph loãng trong một lít nước ấm dùng để lau / rửa vết thương), tiếp đó lau khô vết thương, 3 lần /ngày, mỗi lần kéo dài 15 phút. Nếu như vết thương đã được khâu thì không được ngâm nước bởi vì ngâm nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

Trong quá trình điều trị có thể sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng, thuốc giảm đau và sưng, kháng sinh. Khi cần thiết có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật để làm sạch cho vết thương đồng thời loại bỏ các mô đang bị nhiễm trùng, mô đã chết hay các dị vật. Bác sĩ có thể sẽ rút mủ từ phần da để cải thiện tình hình vết thương.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *