Chữa vết bỏng bị loét an toàn, hiệu quả tại nhà

Chữa vết bỏng bị loét nếu không kịp thời sẽ mang lại rất nhiều biến chứng vế vết thương cho bệnh nhân. Trong cuộc sống thường ngày hay trong lao động không thể tránh khỏi những tại nạn đáng tiếc. Bởi vết bỏng bị loét là đã có dấu hiệu của nhiễm trùng và để lại sẹo xấu khi điều trị không chính xác.

Chữa vết bỏng bị loét – Nguyên nhân

Chữa vết bỏng bị loét cần tiến hành ngay tránh những tổn thương.

Việc đầu tiên cần làm trước khi tiến hành chữa vết bỏng bị loét là phải xác định được nguyên nhân làm cho vết bỏng bị loét để có cách điều trị thích hợp, kịp thời.

Lớp da bên ngoài thường bị hở/ trầy xước khi bị bỏng hay sẽ bị tổn thương ít nhiều do đó sẽ mất đi khả năng tự bảo vệ cơ thể. Điều này vô tình đã tạo cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn thường trú sẵn trên da và những vi khuẩn ở trong môi trường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở. Từ đó, chúng sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn, làm cho vết bỏng nhanh chóng bị loét, có thể lan rộng ra các vùng xung quanh nếu để lâu.

Những tác nhân chính gây nên hiện tượng vết bỏng bị loét là vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus. Thêm vào đó, các mầm bệnh như Paeruginosa, nấm Candida albicans, Herpes simplex virus, Aspergillus spp cũng là những tác nhân gây nguy hiểm, nhiễm khuẩn và làm cho vết bỏng bị loét trầm trọng hơn bình thường.

Thói quen của bệnh nhân là nằm lâu / nằm yên tại 1 vị trí rất dễ gây tỳ nén trên da, khiến cho tình trạng máu khó/ không được lưu thông, làm cản trở trong việc chữa vết bỏng bị loét, làm chúng nhanh chóng bị viêm nhiễm, lở loét.

Sau khi xác định được nguyên nhân, cần xem xét và đánh giá tình trạng bị loét của vết bỏng qua một số tiêu chí sau: vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét.

Nếu nhận thấy vết bỏng bị loét nặng, diện tích thương tổn sâu và rộng, làm ảnh hưởng đến dịch thể và hệ miễn dịch tế bào, xuất hiện các triệu chứng như thay đổi thân nhiệt, tim đập nhanh, giảm huyết áp… thì cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Nếu như vết bỏng mới bắt đầu bị loét, vùng da tổn thương nông, diện tích nhỏ, bạn có thể tự chữa vết bỏng bị loét tại nhà, sau một thời gian điều trị chúng sẽ tự lành lại.

Cách chữa vết bỏng bị loét tại nhà hiệu quả

Chữa vết bỏng bị loét cần vệ sinh hàng ngày tránh nhiễm khuẩn.
  • Bước 1: Làm sạch vết bỏng

Chúng ta đã biết, đa phần các vết bỏng bị loét là do bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, làm sạch vết thương để loại trừ cúng như hạn chế sự thâm nhập của vi khuẩn là yêu cầu tiên quyết, cần thiết khi chăm sóc chữa vết bỏng bị loét.

Nên sử dụng dung dịch natri chlorid để hàng ngày rửa vết bỏng. Nếu trên vết bỏng có vảy kết mà muốn loại bỏ, bạn có thể lựa chọn sử dụng các dung dịch như: hydrogel, hydrocolloid. Khi đã bị loét, vết bỏng theo đó sẽ tiết ra một lượng dịch rỉ lớn, hãy làm khô chúng bằng một số dung dịch có khả năng hút ẩm như: hydrocollorid hay alginat.

  • Bước 2: Băng bó vết thương

Sau khi vết bỏng đã được làm sạch, vết thương nên băng bó lại để bảo vệ tránh khỏi những vi khuẩn bên ngoài môi trường đồng thời sẽ ngăn ngừa những va chạm không đáng có tới vết thương, đẩy nhanh quá trình điều trị.

Không nên sử dụng các loại bông- len- gạc cho việc băng bó các vết bỏng mà tiết ra dịch viêm. Bởi vì các sợi bông nhỏ sẽ bị tách ra, sau đó dính vào và gây mất nước của vết thương đồng thời gây đau đớn khó khăn cho quá trình thay băng/ rửa vết thương. Chữa vết bỏng bị loét trong tình huống này, nên ưu tiên sử dụng cadexomer-oid hay băng bông bọt sẽ thích hợp hơn nhiều.

Đặc biệt với một số vết thương nặng, do có xuất hiện vi khuẩn yếm khí, nên sẽ gây ra mùi hôi / thối rất khó chịu. Chữa vết bỏng bị loét lúc này, nạn lựa chọn sử dụng than hoạt có chứa thành phần Metronidazole. Tuy vậy chỉ nên sử dụng dung dịch này phía bên ngoài, không được cho tiếp xúc trực tiếp với vết thương bởi vì chúng sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc.

Với tình trạng vết bỏng bị loét do phải nằm yên tại chỗ, cùng với việc chăm sóc vết thương, chữa vết bỏng bị loét cần kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng làm cho máu được lưu thông. Tuy vạy, bệnh nhân không nên vận động nhiều hay quá mạnh làm ảnh hưởng, tổn thương thêm đến vết bỏng.

Mua gạc chăm sóc vết thương ở Shopee: Gạc Tiên Tiến HETIS.

Lưu ý khi chữa vết bỏng bị loét

Chữa vết bỏng bị loét cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa.

– Tuyệt đối được dùng đá/ nước đá để ngâm- rửa- chà lên vết bỏng. Điều này sẽ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, thậm chí bị loét nghiêm trọng hơn, cắt cụt chi do bỏng lạnh.

– Không ngâm/ rửa vết bỏng bằng: nước tương, nước mắm,… có thể khiến da bị nhiễm trùng , tình trạng loét trở lên trầm trọng hơn.

Chữa vết bỏng bị loét không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y. đắp lá không rõ nguồn gốc lên vết thương.

– Không gây ma sát mạnh, tỳ đè, gây trượt loét vùng da bị bỏng sẽ khiến da bị tổn thương nhiều hơn và thời gian lành lâu hơn.

– Không được bôi nghệ tươi trực tiếp lên trên vết thương tránh để gây kích ứng.

 

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *