Lưu ý nên nhớ trong quá trình sơ cứu và điều trị bỏng nhẹ

Sơ cứu và điều trị bỏng nhẹ rất quan trọng, bởi hầu hết các dối tượng trong nhiều độ tuổi đều có nguy có bị bỏng, chủ yếu là trẻ nhỏ là có nguy cơ cao nhất. Đa số những vết bỏng này sẽ lành lại trong quá trình điều trị, nhưng việc chăm sóc ban đầu sẽ thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thẩm mỹ/ có để lại sẹo hay không. Tất cả các vết bỏng nên được điều trị sớm nhất để tránh những hậu quả khó lường cho vết thương.

Sơ cứu và điều trị bỏng nhẹ – Mục đích

Sơ cứu và điều trị vết bỏng nhẹ rất cần thiết không nên lơ là

Mục đích chính và quan trọng nhất của sơ cứu và điều trị bỏng nhẹ chính là ngăn quá trình bỏng lan rộng/ ăn sâu, làm mát, hạ nhiệt cho vết bỏng, giảm đau hạn chế tối quá quá trình nhiệt ở trên da lâu.

  • Nguồn nhiệt – tác nhân gây bỏng nên được loại bỏ càng nhanh càng tốt. Nếu bỏng do lửa nên dùng bằng nước / dùng chăn để dập lửa hay lăn nạn nhân trên mặt đất. Bản thân người bị bỏng hay người hỗ trợ nên chú ý, cẩn thận để tránh bị bỏng cho bản thân. Quần áo là vật dụng giữ nhiệt rất tốt, ngay cả khi bị bỏng nước cũng cần được cởi bỏ càng sớm càng tốt. Quần áo nylon nên để nguyên trên da, không nên cố ý tách ra khỏi bề mặt vì có thể gây thêm tổn thương cho da. Hãy đưa vết bỏng đến dưới vòi nước mát, xả từ 20-30 phút khi thấy độ bỏng rát giảm đi. Trong trường hợp bị bỏng điện, nạn nhân cần được ngắt kết nối ngay khỏi nguồn điện trước khi tiến hành các bước sơ cứu.
  • Làm mát vết bỏng : làm mát sớm để loại bỏ nhiệt và ngăn ngừa sự lây lan của vết bỏng. Việc làm này cần được thực hiện ngay trong vòng 20 phút sau khi bị thương. Sau đó nên tiếp tục ngâm vết thương bằng nước ấm khoảng 15 độ  C trong tối đa là 20 phút. Việc làm này cũng góp phần loại bỏ các tác nhân độc hại và giảm đau, đồng thời có thể làm giảm phù nề bằng cách ổn định các tế bào và giải phóng histamine. Không nên sử dụng nước đá lạnh vì có thể bị “co mạch” mạnh có thể gây bỏng nặng hơn. Tiến hành làm mát rộng ra các vùng da có thể giúp hạ thân nhiệt, đặc biệt là ở trẻ em. Vết bỏng xảy ra do hóa chất nên được ngâm, rửa bằng nhiều nước càng tốt.
  • Giảm đau : Các đầu dây thần kinh bị ảnh hưởng, chịu nhiệt sẽ gây đau. Làm mát bằng nước hay dùng khăn thấm nước đắp lên vết bỏng bị hở nếu bệnh nhân khó di chuyển sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả. Lúc đầu có thể dùng opioid để kiểm soát cơn đau, biện pháp sơ cứu ban đầu có thể là thuốc chống viêm không chứa steroid hiệu quả như: ibuprofen / co-dydramol dùng đường uống sẽ đủ.
  • Che vết bỏng: nên dúng 1 miếng vải sạch để che phủ vết phỏng hay màng polyvinyl clorua (màng bám) là một lớp bọc sơ cứu lý tưởng. Loại băng này có tính năng là mềm dẻo, không dính, không thấm nước, hoạt động như một lớp màng trong suốt bảo vệ vết thương. Một tấm chăn phủ lên trên sẽ giữ ấm cho bệnh nhân. Nếu không có màng bám thì có thể sử dụng bất kỳ tấm bông sạch nào (tốt nhất là vô trùng). Bỏng tay có thể được bọc bằng túi ni lông trong để không hạn chế khả năng vận động. Không nên sử dụng băng ướt, vì nhiệt mát sẽ có thể mất trong quá trình di chuyển đến bệnh viện.

Không nên sử dụng các loại kem bôi tại chỗ trong thời điểm này vì chúng có thể sẽ cản trở việc hồi phục vết bỏng sau này.  Có thể lựa chọn gel làm mát như: Burnshield để sử dụng ( hoặc khi có chỉ định của bác sĩ). Gel làm mát rất hữu ích trong việc làm mát vết bỏng và giảm đau trong giai đoạn đầu sau bỏng.

Sơ cứu và điều trị bỏng nhẹ- Cách xử lý

Sơ cứu và điều trị vết bỏng nhẹ cần thực hiện sớm nhất có thể.

Nguyên nhân, độ sâu và mức độ bỏng phải được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên môn. Các vết bỏng nhỏ và nông, không ảnh hưởng đến các khu vực quan trọng có thể điều trị tại nhà, theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những vết thương ở chân nên được kê cao trong ít nhất 48 giờ; điều này khó khi có thể thực hiện được ở nhà và nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có sự tư vấn về chuyên khoa.

Sau khi quyết định điều trị tại nhà cho bệnh nhân bỏng, nên rửa sạch vết thương vết bỏng và băng lại (ngoại trừ trên mặt)

  • Làm sạch vết bỏng

Điều quan trọng là phải cố gắng hết sức để giữ cho vết bỏng được sạch sẽ . Nên rửa vết bỏng kỹ bằng xà phòng hay nước / dung dịch kháng khuẩn nhẹ như clorohexidine pha loãng. Các vết bỏng không khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên. Những mụn nước lớn có thể được xử lý và loại bỏ da chết bằng kéo vô trùng / kim tiêm dưới da.

  • Băng bó

Có nhiều cách băng/ bó khác nhau được sử dụng, với. Có thể che vết bỏng sạch bằng băng gạc đơn giản có tẩm thành phần parafin (Jelonet). Không nên sử dụng các loại kem bôi vì chúng sẽ cản trở việc theo dõi vết bỏng sau này Đắp một miếng gạc lên trên miếng băng, sau đó là nhiều lớp bông gòn thấm nước. Việc thay băng cũng nên thực hiện thường xuyên từ 4-6h/ lần, để đảm bảo vết thương được vệ sinh sạch sẽ nhất có thể, kích thích quá trình lành thương nhanh hơn.

Luư ý  khi sơ cứu và điều trị bỏng nhẻ, bệnh nhân/người nhà không nên tự ý quyết định cách chữa hay các loại thuốc sử dụng. Hãy đưa bệnh nhân đi thăm khám và điều trị theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *