Cách xử lý nhanh chóng vết thương có mủ hiệu quả, an toàn

Vết thương có mủ, chảy dịch và sưng là những biểu hiện thường thấy với những vết thương đang tiềm ẩn nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử. Bởi vậy khi thấy vết thương hở có những dấu hiệu dưới đây  thì cần xử lý chính xác, nhanh chóng theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị.

Vết thương có mủ- diễn biến bình thường của vết thương

Khi có vết thương, bình thường cơ thể sẽ có cơ chế tự làm lành. Quá trình tự làm lành vết thương của cơ th là một trình tự phức tạp, lúc đầu là viêm -> tăng sinh (bên trong vết thương các sợi collagen bắt đầu tăng trưởng để vết thương nhanh khép lại) -> lành (tạo sẹo) cơ thể sẽ tạo thêm nhiều lượng collagen tái cấu trúc, gia cố lại vết thương.

Tuy vậy, khi vết thương không được xử lý, vệ sinh cẩn thận thì rất có thể khiến vết thương có mủ bị nhiễm trùng trong khoảng 24 đến 72 giờ sau khi bị thương. Vết thương có mủ nếu điều trị y tế không kịp thời sẽ khiến vết thương nhiễm trùng để lại di chứng nguy hiểm hay có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Vết thương có mủ – dấu hiện của vết thương bị nhiễm trùng

Vết thương có mủ là dấu hiệu báo động vết thương đang bị nhiễm trùng,

Vết thương có mủ và sưng là 2 dấu hiệu điển hình nhất báo hiệu tình trạng vết thương đang bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó tình trạng nhiễm trùng vết thương sẽ có dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Vết thương bị sưng đỏ: là dấu hiệu sẽ xuất hiện khi mới bị thương. Thường thì vết thương bị nhiễm trùng sẽ sưng từ 4 đến 6 ngày sau đó. Vùng da bị đỏ khoảng từ 2 đến 3mm ở quanh miệng của vết thương hay có thể lan rộng ra.
  • Vết thương có mủ: là biểu hiện rõ ràng nhất thông báo tình trạng vết thương đã bị nhiễm trùng. Chảy mủ dịch dạng dịch màu, có mùi hôi và mủ xuất hiện tại vết thương sau khoảng 3 đến 4 ngày.
  • Tần suất đau tăng dần: vết thương đã bị nhiễm trùng thì thường sẽ có dấu hiệu theo thời gian đau tăng lên.
  • BỊ sốt: tùy theo vết thương nặng – nhẹ, sốt cao có thể xảy ra hoặc không. Nếu vết thương có mủ nặng bị nhiễm trùng, dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao toàn thân, sốt về chiều…sẽ xuất hiện.

Xử lý vết thương có mủ

Tùy thuộc vào vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của vết thương, khu vực vết thương đang ảnh hưởng, người bệnh sẽ có các lựa chọn điều trị khác nhau (tham khảo ý kiến của bác sĩ). Bên cạnh đó, thời gian bị thương và sức khỏe người bệnh cũng là 2 trong nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý vết thương có mủ. Nếu như thấy vết thương có mủ nặng, người bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn thăm khám.

Dưới đây là một số lưu ý trong cách xử lý vết thương có mủ nhiễm trùng:

Vết thương có mủ cần được xử lý sớm nếu không sẽ bị nặng hơn.
  • Vết thương phải rửa sạch: Khi vết thương có mủ/  bị nhiễm trùng, hãy nên sử dụng dung dịch sát khuẩn (Betadine, Povidone,…), nước muối sinh lý để rửa vết thương có mủ. Khi rửa vết thương, có thể mở cắt một phần của vết thương để rửa sạch tối đa.
  • Loại bỏ mô hoại tử và vi khuẩn: hãy loại bỏ mủ dịch, mô hoại tử và vi khuẩn để loại bỏ tất cả những nguyên nhân gây nên nhiễm trùng, tránh lan rộng. Biện pháp thực hiện là cắt bỏ những phần hoại tử (hay phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ) nếu đây là vết thương hoại tử quá sâu hay quá lớn.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: khi bị vết thương có mủ người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh dạng gel bôi hay dạng uống nếu thấy hiện tượng nhiễm trùng nặng. Tuy vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh/ chống viêm cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.
  • Băng vết thương: vết thương nhẹ thì không cần băng, chỉ cần vệ sinh sạch, sử dụng băng dán cá nhân để bảo vệ vết thương .Với vết mổ, người bệnh sẽ được nhân viên y tế thay tháo băng trong thời gian nằm viện. Khi về nhà, người bệnh có thể để vết mổ sạch và thoáng nhưng vẫn cần phòng tránh nhiễm trùng cẩn thận.

Khi đã xử lý vết thương có mủ, người bệnh cần tránh vận động mạnh tại những vùng có vết thương, cần bổ sung tăng cường dinh dưỡng để vết thương nhanh lành. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau hãy đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất:

  • Vết thương có mủ gây nhiều đau đớn
  • Người bệnh bị sốt cao nguyên nhân không xác định được.
  • Có vệt đỏ xuất hiện kéo dài ở vết thương
  • BỊ nhiễm trùng trên bề mặt của vết thương
  • Người bệnh uể oải, yếu

Để phòng ngừa nguy cơ vết thương có mủ/ mưng mủ hay nhiễm trùng, trong vòng 10 phút ngay sau khi bị thương cần nhanh chóng rửa vết thương với nước sạch bằng xà phòng dịu nhẹ không gây kích ứng (để giúp loại bỏ tất cả bụi bẩn và vi khuẩn). Hãy lặp lại các bước thực hiện xử lý như trên để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm hơn cho bệnh nhân.

Chế độ nghỉ ngơi, vận động và ăn uống khi vết thương có mủ cũng cần chú ý: không nên làm việc nặng/ quá sức, vận động nhẹ nhàng phù hợp để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra an toàn nhất. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần bổ sung đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng: chất đạm (có trong các loại thịt lợn, bò, cá,,,), khoáng chất cần thiết, vitamin từ hoa quả tươi , chất xơ từ rau củ…Trong thời gian vết thương có mủ người bệnh hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá…thực phẩm: thị gà, đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng…

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *