Vết bỏng thường do những nguyên nhân như nhiệt, nước, axit gây ra…. Hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng. Vậy làm sao để vết bỏng nhanh lành? Dưới bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm lành vết bỏng nhanh.
Contents
Nhận xét mức độ vết bỏng
Da bao gồm có 3 lớp biểu bì, hạ bì và lớp mô dưới da. Tổn thương da do bỏng được chia thành 3 mức độ:
Bỏng độ 1: Khiến tổn thương lớp da ngoài và gây đau, đỏ phồng rộp…. Bỏng độ 1 có thể tự chữa lành ở nhà trong vòng 6 ngày và không để lại sẹo.
Bỏng độ 2: Thường tổn thương do nhiệt, phóng xạ, hóa chất, làm ảnh hưởng đến lớp biểu bì và hạ bì. Những vết bỏng này thường mất khoảng 2-3 tuần để lành nhưng có khả năng để lại sẹo
Bỏng độ 3: Là mức độ bỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, xương gân thậm chí là dây thần kinh. Vùng bị bỏng sẽ xuất hiện màu đen thẫm, vùng còn lại khô và trắng
Nếu bỏng cấp độ 3 nên đến bệnh viện điều trị không nên tự điều trị tại nhà vì sẽ làm tình trạng nặng hơn. Vết bỏng có khô nhanh và khỏi nhanh hay không còn phụ thuộc vào độ sâu, kích thước, sức khỏe của bệnh nhân
Cách chữa vết bỏng nhanh lành
Để làm vết bỏng nhanh lành bạn nên thực hiện các cách sau:
Hạ nhiệt vết bỏng ngay
Bạn nên làm dịu vết bỏng bằng nước mát trong 10-20 phút đầu tiên để da mát đồng thời ngăn ngừa tổn thương. Nó sẽ khiến vết thương giảm đau cũng như hạn chế tổn thương sâu.
Làm sạch vết bỏng
Sau khi hạ nhiệt bằng nước mát thì bạn nên làm sạch vết bỏng. Nên dùng nước muối sinh lý 0.9% lưu ý không nên dùng oxy già vì có thể phá hủy các mô tế bào.
Nhẹ nhàng làm sạch vết bỏng để ngăn ngừa vết bỏng nhiễm trùng. Nếu nhiễm khuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương
Băng vết bỏng
Với vết bỏng độ 1, độ 2 thì không cần băng. Tuy nhiên nếu vị trí vết bỏng ở những vị trí có khả năng nứt nẻ bụi bẩn có thể xâm nhập. Điều quan trọng là nên băng nhẹ nhàng không nên để băng gạc dính trực tiếp lên vết thương
Nha đam
Nha đam là một trong những thành phần phổ biến trong nhiều loại kem, kem chống nắng dưỡng ẩm….Gel dạng nha đam có tác dụng điều trị vết bỏng tại chỗ thúc đẩy lành vết thương nhanh. Bên cạnh đó, nha đam còn có thành phần chống viêm tự nhiên, thúc đẩy lưu thông, ngăn vi khuẩn sinh sôi.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết bỏng
Khi chăm sóc vết bỏng bạn nên chú ý 1 số điều sau:
- Không nên ngâm đá hoặc chườm đá lên vết bỏng vì có thể gây kích ứng hoặc co mạch máu.
- Không nên dùng ô liu, dầu dừa để trị bỏng. Vì nó sẽ ngăn ngừa vết bỏng thoát hơi đồng thời làm vết bỏng nghiêm trọng hơn.
- Không nên chà bơ nên vết bỏng vì nó sẽ giữ nhiệt bên trong làm vết bỏng nặng hơn.
- Ngoài ra bạn cũng không nên bôi lòng trắng trứng gà lên vết bỏng vì nó tiềm ẩn nguy cơ lây lan vi khuẩn lên vết bỏng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Không nên dùng bông mịn hoặc gạc cotton lên vết bỏng vì sẽ làm vết bỏng vỡ ra và gây đau đớn.
- Không nên để vết bỏng tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Nên dùng quần áo rộng để che vết thương.
Trên đây là một số cách làm lành vết bỏng nhanh. Hy vọng sẽ giúp các bạn có được cách chăm sóc vết bỏng chuẩn và an toàn nhất.