Chăm sóc vết thương sau khi khâu hữu hiệu nhất

Sau khi khâu vết thương nếu không được xử trí sẽ dẫn đến tình trạng rách hoặc nhiễm khuẩn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương sau khi khâu hữu hiệu nhất.

Quá trình thay băng vết thương sau khâu

Khi nào phải thay băng vết thương?

Bình thường bác sĩ sẽ chỉ định thay băng 1 lần/ ngày song tùy thuộc vào tình trạng vết thương bị chảy nhiều dịch không, băng dính bẩn hay bị thấm nước ngoài ý muốn mà số lần thay băng sẽ tăng lên 

Bình thường bác sĩ sẽ chỉ định thay băng 1 lần/ ngày song tùy thuộc vào tình trạng vết thương bị chảy nhiều dịch không, băng dính bẩn
Bình thường bác sĩ sẽ chỉ định thay băng 1 lần/ ngày song tùy thuộc vào tình trạng vết thương bị chảy nhiều dịch không, băng dính bẩn

Những thứ cần chuẩn bị khi thay băng bao gồm có: cồn i-ốt, gạc vô khuẩn, nước muối sinh lý, găng tay y tế…..

Các bước thay băng vết thương 

  • Bước 1: Người thực hiện sẽ vệ sinh sạch sẽ bàn tay bằng xà phòng hoặc dùng găng tay y tế nếu có
  • Bước 2: Dùng nước muối sinh lý làm ướt băng trong vòng 15 phút
  • Bước 3: Bóc băng ra khỏi vết thương một cách nhẹ nhàng nhất
  • Bước 4: Làm sạch dịch đọng trên bề mặt và các vảy bám xung quanh băng gạc
  • Bước 5: NẶn bỏ dịch tụ trong vết khâu bằng cách ấn 2 mép vết thương rồi lăn tròn theo vết khâu
  • Bước 6: Sát khuẩn vết thương bằng nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5 sau đó pha loãng dung dịch cồn sát khuẩn lên miệng vết thương
  • Bước 7: BĂng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng dính

Theo dõi đánh giá vết thương sau khi khâu

Việc theo dõi đánh giá vết thương sau khâu có vai trò đặc biệt quan trọng vì người bệnh sẽ kịp thời phát hiện bất thường và có cách xử lí đúng nhất.

Khi có dấu hiệu sau đây là điều hoàn toàn bình thường:

  • Đau tại chỗ vết khâu: Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, bệnh nhân sẽ đau tại chỗ vết khâu trong 3 ngày đầu và giảm dần. Cảm giác này có thể giải quyết bằng thuốc giảm đau nếu bạn dùng đúng liều và thời gian
  • Sưng nề đau nhức phía vết khâu: Khi bị thương sẽ gây nên tình trạng đứt tĩnh mạch dưới da. Nó làm cản trở dòng máu từ ngon chi về tim làm ứ đọng tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ ứ đọng mà hiện tượng sưng, đau sẽ nhiều hay ít. Để cải thiện vấn đề này bạn nên hạn chế vận động, gác ngọn chi cao hơn để máu có thể dễ dàng chảy về tim.

Một số dấu hiệu vết khâu bất thường

Khi có các dấu hiệu bất thường bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Khi có các dấu hiệu bất thường bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

Khi có các dấu hiệu sau bạn cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

  • Rỉ nhiều máu sau khâu vết thương
  • Vết thương khâu đau đớn và tăng dần theo từng ngày
  • Vết thương có dấu hiệu sưng, nóng đỏ
  • Vùng da xung quanh phù nề căng mọng, tụ nhiều dịch dưới miệng vết thương tăng tiết dịch thấm qua băng
  • Bục chỉ vết thương
  • Bệnh nhân có biểu hiện bị sốt

Về vấn đề vệ sinh cơ thể bạn tốt nhất nên bảo vệ vết thương không để dính nước trong 24 giờ đầu. Ngày đầu nếu muốn tắm rửa bạn có thể dùng khăn khô lau người qua. Đến ngày thứ 2 chỉ nên vận động hạn chế không để cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi. Trong trường hợp nếu cần phải vệ sinh cơ thể bạn nên tắm dưới vòi hoa sen, không để xà phòng hay nước rơi vào. Tuyệt đối không nên để vết thương ngâm trong bồn nước, vì nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn thường trú xâm nhập vào vết thương

Một số việc nên hạn chế

Dưới đây là 1 số việc bạn nên hạn chế để vết thương sau khâu bị nhiễm khuẩn

  • Không tự ý rắc thuốc bột hoặc đắp lá lên vết khâu. Vì việc này có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng vết thương
  • Ngâm vết thương vào nước trầu không. Khi bạn làm việc này đồng nghĩa với việc biểu bì da có khuynh hướng mềm ra đường chỉ khâu bị hở. Khiến vi khuẩn xâm nhập
  • Rửa vết thương bằng oxy già. Đây là sai lầm mà rất nhiều bệnh nhân thường gặp phải. Oxy già có tính chất sát khuẩn mạnh nó sẽ phá hủy tế bào lành.  Khiến vết thương lâu lành thậm chí gây nhiễm khuẩn

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn 1 số thông tin về chăm sóc vết thương sau khi khâu. Hy vọng sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và giảm thiểu biến chứng sau phẫu thuật.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *