Loét da ở người cao tuổi và cách khắc phục

Loét da ở người cao tuổi là một vấn đề rất điển hình nó có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động. Nếu bạn không kịp thời phát hiện có thể dẫn đến hoại tử da vô cùng nguy hiểm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức về loét da ở người cao tuổi và cách khắc phục.

Các nguyên nhân gây loét da ở người cao tuổi

Dưới đây sẽ là những nguyên nhân gây loét da ở người cao tuổi:

Yếu tố cơ học

Loét da ở người cao tuổi là một vấn đề rất điển hình nó có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động
Loét da ở người cao tuổi là một vấn đề rất điển hình nó có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động
  • Sự chèn ép: Các phần mô mềm giữa điểm nhô của xương với bề mặt tiếp xúc giường, xe lăn…  Làm tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ, oxy…. Nếu không được thay đổi tư thế vết loét sẽ hình thành sau khoảng 3-4 giờ
  • Trượt: Đây là hiện tượng chuyển động trượt của lớp da xếp nếp, hiện tượng này sẽ càng trở nên nặng nếu có thêm cả độ ẩm
  • Cọ xát: Cọ xát là việc trượt lên nhau giữa các bề mặt. Da người bệnh và mặt cứng của giường sẽ khiến da bị bào mòn và tạo nên những vết thương nông trên bề mặt

Yếu tố thần kinh

  • Bệnh nhân bị mất cảm giác: Cơ thể không thể cảnh báo được những tín hiệu nguy hiểm. Bệnh nhân không nhận biết được tầm quan trọng của việc thay đổi tư thế dẫn đến lưu thông máu bị cản trở
  • Bệnh nhân bị liệt: Bệnh nhân không thể cử động, không thể thực hiện các bước phòng loét gây nên tình trạng máu phân bổ hạn chế đến các cơ.

Các yếu tố khác

Bên cạnh đó còn 1 số nguyên nhân khác bạn cũng nên đề phòng như:

  • Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng: Viêc ăn uống không đầy đủ cũng chính là một trong những yếu tố khiến cho vết loét diễn tiến nặng hơn
  • Bệnh nhân bị các bệnh lý như tiểu đường…..
  • Trở ngại tâm lý: Bệnh nhân chưa chấp nhận những khuyết tật của cơ thể
  • Da bị ẩm ướt: Việc da bị ẩm ướt trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hình thành vết loét. Có thể do bị mồ hôi, tiểu tiện không ý thức….
  • KHả năng đề kháng: Khi da khô sẽ mất đi khả năng đàn hồi, khiến cho vết loét xuất hiện.

Những vị trí thường bị loét nhiều nhất

  • Đối với những bệnh nhân thường nằm ngửa vùng dễ bị tổn thương nhất đó là vùng sau gáy, hai bên bả vai, cùi chỏ, vùng xương cụt, gót chân….
  • Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng: Vùng xương thái dương, xương sườn, mào chậu, đầu gối, mắt cá…
  • Bệnh nhân hay nằm sấp: Trán, xương đòn, đầu gối, ngón chân, má, tai, cơ quan sinh dục nam, vú đối với nữ….
  • Tư thế ngồi: Chỗ hay bị loét nhất là phần bả vai, xương hông, phía sau đầu gối,….

Cách phòng ngừa loét da ở người già

Dưới đây sẽ là 1 số cách phòng ngừa loét da ở người cao tuổi

Thay đổi tư thế thường xuyên 

Việc thay đổi tư thế nằm ngồi thường xuyên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân nằm liệt. Bệnh nhân nên được xoay chuyển tư thế tối thiểu 2 giờ/ lần. 

Nếu giường bệnh nhân có thể điều chỉnh được hãy nâng nó không quá 30 độ. Khi thay đổi vị trí cho người bệnh cần sử dụng thiết bị nâng hoặc khăn trải không nên lôi kéo vì sẽ tạo nên ma sát không cần thiết.

Sử dụng nệm nước nệm khí

Người bệnh sẽ được thay đổi vị trí khi người chăm sóc tác động lực đến nệm. Nếu không có điều kiện sử dụng bạn có thể kê vào dưới cơ thể.

Massage cho bệnh nhân

Việc massage cho bệnh nhân tại vùng da có nguy cơ bị loét sẽ giúp tăng tuần hoàn máu. Xoa bóp nhẹ nhàng từ bắp cơ dày đến vùng loét khoảng 15-20 phút/ lần. Đều đặn 1-2 lần/ngày

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp giảm vi khuẩn xâm nhập. Ga giường và quần áo nên thay thường xuyên. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các loại dung dịch và kem dưỡng ẩm để dùng cho bệnh nhân 

Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp giảm vi khuẩn xâm nhập. Ga giường và quần áo nên thay thường xuyên.
Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp giảm vi khuẩn xâm nhập. Ga giường và quần áo nên thay thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng 

Dinh dưỡng kém chính là nguyên nhân gia tăng nguy cơ loét. Đồng thời khiến vết loét khó hồi phục. VÌ thế bạn nên cung cấp cho bệnh nhân một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Theo dõi kiểm tra thường xuyên 

Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng da để xác nhận tổn thương từ đó có biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn 2 số kiến thức về Loét da ở người cao tuổi và cách khắc phục. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc da loét tốt nhất hạn chế biến chứng.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *