Loét da là một trong những vấn đề tổn thương thường xuyên gặp phải ở người già và khó hồi phục. Tình trạng loét da có thể khiến bệnh nhân đau đớn và mất nhiều thời gian để hồi phục. Vậy làm sao để phòng tránh loét da ở người cao tuổi? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Contents
Nguyên nhân gây tình trạng loét da ở người cao tuổi
Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây loét da ở người cao tuổi
Áp lực tỳ đè tại chỗ
Người già nằm lâu hoặc ngồi lâu một chỗ sẽ dẫn đến cách mạch máu dưới da bị sức nặng đè ép. Dần dà, mạch máu sẽ bị biến dạng thu nhỏ khiến lưu lượng máu nuôi các vùng da bị đè ép. Các tế bào cùng mô dưới da không được bổ sung chất dinh dưỡng dần chết đi diện tích vết loét ngày càng rộng.
Tưới máu kém
Khả năng lưu thông máu không chỉ phụ thuộc vào lực tỳ đè mà còn do nhiều nguyên nhân tác động cụ thể là các bệnh lý như: béo phì, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu ngoại biên….
Thiếu dinh dưỡng
Dinh dưỡng chính là nguồn bổ sung nguyên liệu cho các hoạt động sống của cơ thể. Khi đủ dinh dưỡng hệ miễn dịch mới đủ khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu không được bổ sung các mô cỡ, lớp mỡ dưới da bị teo đi và vết thương khó lành lại
Nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng ở người già do cảm giác thiếu ngon miệng cùng khả năng hấp thu kém.
Vệ sinh kém
Người cao tuổi nằm lâu, ít vận động sẽ gặp những cản trở trong việc vệ sinh cá nhân. Bệnh nhân không thể tắm rửa lau người thậm chí có thể tiểu/ đại tiện tại chỗ. Nếu không kịp vệ sinh thường xuyên, chất bài tiết mồ hôi, bụi bẩn sẽ xâm nhập vào ổ loét. Đây là nguồn lây nhiễm mầm bệnh khiến nhiễm khuẩn nặng thêm
Da bị thiếu độ ẩm
Tuổi càng cao thì tỷ lệ nước càng ít đi, chính vì thế da người già sẽ bị khô và đặc biệt là tại các vùng đầu xương. Những kẽ nứt này chính là chỗ để vi khuẩn tấn công. Để phòng chống bạn nên dùng kem dưỡng để làm mềm da
Bệnh nhân mất cảm giác đau
Những bệnh nhân liệt sẽ hoàn toàn mất đi cảm giác đau. người bệnh không còn khả năng cảm nhận những thay đổi trên da. nếu bạn không kiểm tra vết loét thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tiến triển nặng gây khó hồi phục
Các bước chăm sóc loét da ở người cao tuổi
Giảm áp lực tỳ đè
Việc giảm áp lực tỳ đè lên vết loét là một trong những yếu tố đầu tiên giúp chăm sóc vết loét ở người cao tuổi tốt. Có rất nhiều cách làm giảm áp lực tỳ đè như:
Dùng đệm giảm áp lực: Người nhà cho người già nằm hoặc ngồi trên đệm khí, đệm hơi, đệm nước. Có thể đặt thêm ở những vùng da dễ loét như gót chân, đầu gối, mắt cá chân các đệm hơi.
Thay đổi tư thế cho người bệnh: Người chăm sóc nên thay đổi tư thế nằm ngồi cho bệnh nhân không nên để lực dồn nén quá lâu tại 1 vị trí. Nếu ngồi thì nên đổi 15 phút một lần, tư thế nằm thì nên thay đổi 2 tiếng một lần.
Chăm sóc vệ sinh vết loét da
Việc chăm sóc vệ sinh vết lóet sẽ giúp giảm mùi hôi, dịch mủ không ăn sâu lan rộng. Người chăm sóc cần thực hiện đủ 4 bước: Loại bỏ mủ, mô hoại tử, làm sạch bằng dung dịch kháng khuẩn, thoa kem dưỡng ẩm và cuối cùng là băng vết loét
Nâng đỡ thể trạng
Bạn cần thực hiện những điều sau:
- Tăng cường lưu thông máu: Nếu người bệnh ít vận động bạn cần xoa bóp để máu có thể tưới đi các chi
- Dinh dưỡng đầy đủ: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh. Thường xuyên bổ sung vitamin và chất xơ bằng rau củ, hoa quả….
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân bằng cách thay quần áo hàng ngày.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng vết loét: Kiểm tra để nắm tình trạng vết loét từ đó có phương pháp điều trị đúng nhất.
Trên đây chúng tôi vừa đưa ra một số kiến thức về loét da ở người cao tuổi và cách phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp bạn có được kiến thức để chăm sóc người thân của mình tránh loét da gây đau đớn cho bệnh nhân