Loét bàn chân là một trong những biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường. Nếu không có cách chăm sóc và điều trị đúng cách có thể dẫn tới hoại tử mô và nặng nhất là phải cắt cụt chi để đảm bảo cho bệnh nhân được an toàn. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường.
Loét bàn chân biến chứng thường gặp ở người tiểu đường
Loét bàn chân tiểu đường hay còn có cách gọi khác là bàn chân đái tháo đường. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu thì có khoảng 15- 20% bệnh nhân bị loét bàn chân trong quá trình mắc bệnh. Nếu bạn không có cách chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, biến dạng thậm chí hoại tử.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng có khoảng 5-7% bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng bàn chân và bị cắt cụt chi. Tình trạng viêm dây thần kinh ngoại vi và sự teo hẹp tắc mạch xơ vữa mạch máu cùng khả năng nhiễm trùng tại chỗ rất cao
Biến chứng bàn chân đái tháo đường gồm có:
Một là bệnh thần kinh đái tháo đường: Có thể dẫn đến tổn thương thần kinh dẫn đến tê bàn chân, cảm giác tứ chi suy giảm. Nó khiến bệnh nhân trở nên khó chịu, đau nhức thậm chí nhiễm trùng. Nếu kéo dài có thể gây nên hoại tử.
Bệnh mạch máu ngoại biên: Bệnh đái tháo đường khiến mạch máu có những thay đổi bao gồm cả động mạch. Trong bệnh mạch máu ngoại biên, chất béo tạo thành từng mảng bám và làm tắc nghẽn mạch ở xa não và tim. Dẫn đến lượng máu giảm đến các chi và khiến vết thương chậm lành
Biến chứng loét bàn chân có thể dẫn đến cắt cụt chi?
Cắt cụt chi được xem là biện pháp cuối cùng bác sĩ phải thực hiện để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Thường mỗi vết thương sẽ có khả năng lành trong khoảng 1 tuần đối với phần mềm. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, vết thương tại bàn chân sẽ kéo dài thời gian đến vài tuần thậm chí vài tháng.
Vết thương diễn ra ở bàn chân không lành sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, lan rộng ra bắp chân. Người bệnh sẽ có thể bị hoại tử.
Tùy theo tình trạng hoại tử vết loét mà bác sĩ sẽ chỉ định có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu hoại tử ít sẽ tiến hành phẫu thuật cắt lọc nhằm bảo tồn chân cho bệnh nhân. Còn nếu tình trạng hoại tử lan rộng có thể phải cắt cụt chi để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân
Cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường
Cắt cụt chi được xem là biện pháp cuối cùng để bảo đảm an toàn cũng như tính mạnh cho người tiểu đường. Việc này sẽ tăng thêm chi phí cũng như gây nên thương tật vĩnh viễn cho người bị. Vì thế nên cách chăm sóc và phòng ngừa biến chứng loét bàn chân tiểu đường có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên thực hiện các điều sau đây:
- Đầu tiên đảm bảo đường huyết bằng việc ổn định ăn uống, vận động cũng như phương pháp điều trị
- Kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện tổn thương sớm như vết loét, trầy xước hay nốt phỏng….
- Vệ sinh hàng ngày để đảm bảo da luôn sạch sẽ. Sau đó, bạn nên tiến hành lau chân thật khô đặc biệt ở kẽ ngón chân.
- Sát trùng và băng vết thương khi da bị trầy xước
- Cắt móng chân đúng cách. Tuyệt đối không nên cắt sâu vào khóe móng hay vào da. Bởi vì nó có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn
- Lựa chọn giày dép phù hợp. Không nên đi chân không, đi giày bắt buộc phải có tất. Tất nên dài hơn ngón chân người bệnh để hạn chế ép chặt vào bàn chân làm giảm tuần hoàn máu. Không được dùng tất chun hay nít bít các mũi bàn chân
- Nhìn chung việc loét bàn chân tiểu đường tiểu đường vô cùng nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân nên có cách chăm sóc đúng cách để hạn chế biến chứng
Bệnh tiểu đường gây biến chứng nguy hiểm nhất là loét bàn chân. Vì thế bệnh nhân nên có cách chăm sóc loét bàn chân tiểu đường đúng cách để hạn chế thương tổn lâu dài.