Vết bỏng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Trong đó vết bỏng mưng mủ chính là dấu hiệu thường thấy nhất của tình trạng nhiễm trùng. Vậy bạn nên xử lý thế nào khi vết bỏng bị mưng mủ? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết ngay sau đây của chúng tôi nhé.
Contents
Khi nào vết bỏng bị mưng mủ?
Bỏng là một trong những tai nạn thường gặp nhất tại VIệt Nam. Theo thống kê của Viện bỏng quốc gia mỗi năm Việt Nam có khoảng 50- 60 ngàn bệnh nhân bị bỏng. Trong đó có các loại bỏng như: bỏng nhiệt, bỏng nước, bỏng hóa chất, bỏng do cháy nổ….
Nhiệt độ cao sẽ làm da bị bỏng, trầy loét và mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Vô tình sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhiễm trùng vết bỏng phải kể đến là liên cầu khuẩn Streptococcus, tụ cầu khuẩn Staphylococcus,… bên cạnh đó còn có p aeruginosa và pseudomonas và candida albicans….
Mức độ nhiễm trùng còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, độ sâu vết bỏng, diện tích vết bỏng…. Diện tích và độ sâu vết bỏng càng lớn thì tổn thương càng lớn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Những vết bỏng bị mưng mủ có đặc điểm gì?
Vết bỏng bị lan rộng sưng phù nề: Sau khi bỏng vết thương được chăm sóc kỹ thì sẽ sớm hồi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng bỏng sưng to bất thường và có dấu hiệu tấy, lan rộng thì khả năng cao là bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng rồi
Vết bỏng có mủ xanh vàng, dịch tiết ra có mùi hôi: Mủ là sản phẩm tất yếu của hệ miễn dịch cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở. Dịch tiết ra dù có màu xanh hay vàng đều là những dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang có vấn đề nghiêm trọng.
Vết bỏng bị mưng mủ có nguy hiểm không
Phần lớn các vết bỏng sau khi được chăm sóc sẽ bắt đầu và khô và hồi phục. Song nếu vết bỏng của bạn xuất hiện mủ thì đây là dấu hiệu cho thấy nó bắt đầu bị nhiễm trùng. Ngay lúc này bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời. Việc xử lý nhanh và đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được biến chứng nguy hiểm liên quan như nhiễm trùng máy, vô viêm, viêm tủy xương….
Vết thương hay vết bỏng bị mưng mủ đều là những vấn đề không thể xem nhẹ vì nó tiềm ẩn nguy cơ biến chứng rất lớn. Chăm sóc vết thương cẩn thận và đến gặp bác sĩ ngay là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất dành cho bệnh nhân
Một số dấu hiệu khi vết bỏng có mủ là:
- Vết thương đau nhiều: Đau tại vị trí vết bỏng là điều không thể tránh khỏi, song tùy theo tình trạng sưng đau chỉ kéo dài khoảng 3 ngày nếu kéo dài đi kèm các biểu hiện khác bạn nên nghĩ đến việc nhiễm khuẩn
- Sốt cao toàn thân : Sốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi vết thương nhiễm khuẩn. Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn mà bệnh nhân có thể sốt nặng hay nhẹ.Vì thế khi vết bỏng mưng mủ bệnh nhân sẽ đi kèm dấu hiệu sốt cao toàn thân tăng mạnh từ chiều về đêm.
- Cơ thể mệt mỏi: Nhiễm trùng tại chỗ sau thời gian ngắn sẽ theo đường máu lan ra khắp cơ thể và toàn thân điển hình là việc mệt mỏi, chán ăn….
Cách xử lý khi vết bỏng mưng mủ
Vết bỏng mưng mủ là một trong những dấu hiệu vô cùng nghiêm trọng cho thấy bạn đã có khả năng bị nhiễm trùng. Và dù có nặng hay nhẹ mủ xanh hay vàng thì tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị đúng.
Với các trường hợp nhẹ bạn có thể thực hiện chăm sóc vết bỏng tại nhà. Bằng việc thực hiện các bước sau:
Bước 1: Sử dụng dung dịch làm sạch vết thương
Bạn nên lựa chọn loại dung dịch làm sạch vết thương phù hợp.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng
- Dùng dung dịch rửa vết thương để gạt bỏ mủ
- Sau khi rửa sạch hãy dùng băng gạc thấm nhẹ nhàng vết thương.
- Trong quá trình rửa vết thương nên nhẹ tay tránh tác động vào vết thương gây chảy máu. Tuyệt đối không nên dùng cồn, oxy già để làm sạch vết thương….
Bước 2: Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh
Bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc dùng kháng sinh uống
Bước 3: Sử dụng màng sinh học bảo vệ
Hiện có nhiều dung dịch xịt màng sinh học để bảo vệ vết bỏng: chống thấm nước, ngăn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương.
Vết thương nhẹ hay vết bỏng khi bị mưng mủ cũng là một dấu hiệu vô cùng đáng bàn. Vì thế bạn hãy có cách xử lý kịp thời để hạn chế biến chứng nhé.
Trên đây chúng tôi vừa đưa ra 1 số Cách xử lý khi vết bỏng bị mưng mủ. Hy vọng sẽ giúp bạn có được cách xử lý đúng đắn và kịp thời nhất.