Cách chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường

Vết loét bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin kiến thức cũng như cách chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường.

Nguyên nhân bàn chân bị loét tiểu đường

Bệnh nhân bị tiểu đường tức là mức đường huyết trong máu không được kiểm soát tốt, nồng độ máu cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó biến chứng nguy hiểm hàng đầu là gây lở loét bàn chân

Việc bàn chân bị lở loét do 2 nguyên nhân chính sau:

Tổn thương thần kinh ngoại biên

Nồng độ đường huyết cao trong 1 thời gian dài sẽ làm tổn thương các dây thần kinh. Khi dây thần kinh bị tổn thương ở bàn chân người bệnh sẽ hoàn toàn mất cảm giác ở vị trí này.

Nồng độ đường huyết cao trong 1 thời gian dài sẽ làm tổn thương các dây thần kinh.
Nồng độ đường huyết cao trong 1 thời gian dài sẽ làm tổn thương các dây thần kinh.

Bạn sẽ hoàn toàn không có cảm giác nóng lạnh hay đau đớn. Nếu chân có vết thương mà bạn không cảm nhận thấy sớm và có cách điều trị thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ gia tăng

Cơ tại vị trí này cũng hoàn toàn không được hoạt động một cách bình thường vì thần kinh cơ đã bị tổn thương. Nó làm cho bàn chân của người bệnh không thẳng và tạo ra nhiều áp lực. Từ đó tổn thương chân có thể lan rộng tại 1 số vị trí bàn chân

Bệnh mạch máu ngoại vi

Bệnh nhân bị tiểu đường cũng khiến cho lưu lượng máu tới các bộ phận bị ảnh hưởng. Việc lưu lượng máu giảm, thì sẽ khiến cho vết thương vết cắt trở nên lâu lành. Tình trạng lưu lượng máu giảm ở phần tay và chân cũng được gọi là bệnh động mạch ngoại vi. Bệnh nhân bị viêm mà không được chữa lành thì sẽ gây tới loét và hoại tử.

Biến chứng của việc loét bàn chân 

Việc bàn chân bị loét do đái tháo đường sẽ gây nên các biến chứng:

Nhiễm trùng da và xương

Khi dây thần kinh cùng mạch máu bị tổn thương, dẫn đến hệ thống miễn dịch suy giảm. Dù là 1 vết thương hay vết cắt cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng

Áp xe

Khi nhiễm khuẩn đã lan tới vùng xương và mô, tạo nên lỗ thủng chứa mủ gọi là áp xe

Hoại tử

Bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ làm ảnh hưởng tới mạch máu, tới quá trình cung cấp máu đến bàn chân, bàn tay…. Lượng máu cung cấp không đủ sẽ dẫn đến hoại tử các vị trí này.

Cắt cụt chi

Đối với những bàn chân bị nhiễm trùng nặng thì bắt buộc sẽ phải cắt cụt chi. Nếu không xử lý kịp thời có thể lây lan sang cơ quan khác dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân. Việc cắt cụt chi được xem là vô cùng đau đớn xong không thể không làm với bàn chân ở giai đoạn này.

Những bước chăm sóc bàn chân bị lở loét do tiểu đường

Để chăm sóc bàn chân bị loét bạn cần lưu ý 1 số điều sau:

Kiểm soát đường huyết

Lở loét bàn chân do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài nên việc đầu tiên bệnh nhân cần phải nhớ đó là kiểm soát đường huyết.

Lở loét bàn chân do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài nên việc đầu tiên bệnh nhân cần phải nhớ đó là kiểm soát đường huyết.
Lở loét bàn chân do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài nên việc đầu tiên bệnh nhân cần phải nhớ đó là kiểm soát đường huyết.

Tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc. Luôn duy trì đường huyết trong mức cho phép.

Loại bỏ dị vật mô hoại tử 

Khi bàn chân bị loét do tiểu đường bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm soát trình trạng. Nếu vết loét đã hoại tử hay tồn tại dị vật bên trong thì tốt nhất bệnh nhân nên dùng nước muối để sát khuẩn. Sau đó lấy dị vật ra khỏi vết loét.

Sát khuẩn vết loét

Loét bàn chân nếu không có cách xử lý đúng sẽ dẫn đến áp xe hoặc cắt cụt chi. Vì thế bạn cần chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. 

Sau khi đã xử lí tại các cơ sở y tế nhiệm vụ của bệnh nhân đó là tiến hành giữ gìn vệ sinh cũng như sát trùng vết loét bằng dung dịch. Tốt nhất bạn nên chọn loại sát khuẩn phù hợp với tiêu chí: hiệu quả nhanh, không gây xót,an toàn, khử mùi hiệu quả, không làm tổn thương các mô hạt

Dưỡng ẩm vết loét

Khi bạn duy trì độ ẩm tốt thì vết loét sẽ rất nhanh lên da non. Tình trạng để vết thương quá khô cũng khiến cho quá trình hồi phục vết thương bị chậm lại. Chính vì thế bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm cho vết loét 

TRên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn Cách chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bệnh nhân có được bàn chân khỏe mạnh.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *