Phần nhiều các vết thương do bỏng đều có thể phục hồi dần theo thời gian và tùy thuộc vào chế độ chăm sóc. Tuy nhiên, có những trường hợp bị bỏng nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều di chứng và gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý hoặc các biến chứng nguy hiểm. Trong đó vết bỏng bị loét thường gặp do cách chăm sóc của người bệnh chưa đúng. Vậy khi vết bỏng bị loét cần chú ý và chăm sóc như thế nào?
Xác định nguyên nhân và kiểm tra vết bỏng bị loét
- Khi bị bỏng, phần da bên ngoài thường bị hở, bị trầy xước hay chịu tổn thương ít nhiều do đó mất đi khả năng bảo vệ cơ thể vốn có. Chính điều này đã vô tình tạo cơ hội tốt cho những vi khuẩn thường trú trên da và vi khuẩn có trong môi trường qua vết thương hở xâm nhập vào cơ thể. Bắt đầu từ đây, sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, làm vết bỏng bị loét nhanh chóng, nếu để lâu vết loét có thể lan rộng ra những vùng xung quanh.
- Vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus là những tác nhân chính khiến vết bỏng bị loét ra. Cùng với đó, mốt số mầm bệnh như paeruginosa, herpes simplex virus, pseudomonas, aspergillus spp, nấm Candida albicans, cũng là những tác nhân nguy hiểm gây nhiễm khuẩn và làm cho vết bỏng bị loét trở nên trầm trọng hơn.
- Thói quentrong sinh hoạt như: ít vận động, nằm lâu tại 1 vị trí của người bệnh dễ gây tỳ nén trên da, tình trạng máu không được lưu thông sẽ phần nào gây cản trở trong việc vết bỏng lành, làm chúng nhanh chóng bị viêm nhiễm và vết bỏng bị loét.
- Nguyên nhân đã được xác định, chúng ta cần nên xem xét – đánh giá tình trạng vết bỏng bị loét qua một số điều sau: vị trí, kích thước, giai đoạn, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết bỏng bị loét.
- Nếu vết bỏng bị loét nặng, diện tích thương tổn sâu và rộng, ảnh hưởng nhiều đến dịch thể và hệ miễn dịch tế bào sẽ có các triệu chứng như: thân nhiệt tahy đổi, huyết áp giảm, tim đập nhanh… thì ngay lập tức cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế để được điều trị sớm nhất theo phác đồ của bác sĩ.
Cách điều trị vết bỏng bị loét tại nhà hiệu quả
- Bước 1: Làm sạch vết bỏng
Đa số vết bỏng bị loét là do bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy, việc làm sạch vết thương là cần thiết để loại trừ và hạn chế vi khuẩn xâm nhập là việc làm đầu tiên khi chăm sóc vết bỏng.
Chúng ta rửa vết bỏng mỗi ngày bằng dung dịch natri chlorid. Vảy kết trên vết bỏng nếu muốn loại bỏ có thể sử dụng các dung dịch như hydrogel, destranomer, hydrocolloid. Khi vết bỏng bị loét sẽ tiết ra một lượng lớn dịch rỉ và bạn có thể làm khô chúng bằng các dung dịch chứa tính năng hút ẩm như hydrocollorid, alginat.
- Bước 2: Băng bó vết bỏng
Sau khi vết bỏng đã được làm sạch, nên băng bó lại vết bỏng để bảo vệ khỏi những vi khuẩn bên ngoài đồng thời ngăn ngừa những va chạm không đáng có, giúp quá trình điều trị vết bỏng bị loét đạt hiệu quả cao.
Bông, gạc, len, không nên sử dụng cho việc băng bó các vết bỏng tiết ra nhiều dịch viêm, vì những sợi bông nhỏ có thể bị tách ra- dính vào, làm vết thương mất nước và gây đau đớn, khó khăn, cho người bệnh và quá trình thay băng. Trong trường hợp này, bạn hãy nên sử dụng băng bông bọt/ cadexomer-oid cho vết bỏng.
- Bước 3: Sử dụng thuốc
Với một số vết thương, do có tình trạng vi khuẩn yếm khí sẽ nên mùi hôi thối rất khó chịu. Lúc này, bạn khuyên bạn nên sử dụng than hoạt có thành phần metronidazole. Chú ý chỉ nên bôi dung dịch này ở bên ngoài, không cho vết bỏng bị loét tiếp xúc trực tiếp bởi chúng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc.
Vết bỏng bị loét thì khả năng nhiễm trùng là rất cao, việc vệ sinh hàng ngày là cần thiết nhưng chưa đủ. Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn sử dụng thuốc cho phù hợp và hiệu quả với vết bỏng bị loét của mình.
Chế độ sinh hoạt để chăm sóc vết bỏng bị loét
Để vết bỏng bị loét hồi phục nhanh nhất và để lại ít biến chứng, chúng ta cũng nên chú ý trong sinh hoạt và ăn uống để đảm bảo
- Sinh hoạt: điều độ, nghỉ ngơi đúng giờ, vận động nhẹ nhàng tùy theo sức khỏe của bản thân, không nên nằm ì một chỗ. Tuân thủ đúng việc thay băng và vệ sinh vết bỏng bị loét đúng như hướng dẫn của bác sĩ.
- Ăn uống: khoa học, lành mạnh, sử dụng đa dạng các nhóm dưỡng chất để bổ sung những dinh dưỡng thiếu hụt: đạm, vitamin ( rau,củ,hoa quả), tinh bột ( vừa đủ)… Bên cạnh đó cũng hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho vết bỏng bị loét như: đồ nếp, thịt gà, trứng, hải sản… sẽ khiến vết loét bị ngứa hay mưng mủ thì quá trình điều trị và lành lại cũng sẽ lâu hơn, chậm hơn rất nhiều.