Loét tì đè ở người cao tuổi và những điều cần biết

Loét tì đè là một trong những tình trạng phổ biến gặp phải ở những người cao tuổi thường xuyên nằm 1 chỗ ít vận động. Nếu không có cách điều trị đúng nó có thể gây nên tình trạng đau đớn cho bệnh nhân. Dưới đây sẽ là loét tì đè ở người cao tuổi cùng những điều cần biết.

Nguyên nhân loét tỳ đè ở người cao tuổi

Loét tì đè là một trong những tình trạng điển hình thường gặp ở người già do thường xuyên nằm liệt 1 chỗ ít vận động. Điển hình là các trường hợp sau phẫu thuật, tai biến, chấn thương bó bột…. Người cao tuổi hay gặp tình trạng này do sức đề kháng yếu, cử động khó khăn. Khi nằm nguyên 1 chỗ sẽ khiến sức nặng cơ thể đè lên 1 vùng da trong thời gian dài. Nó sẽ chèn ép lên mạch máu da, dinh dưỡng và oxy không thể lưu thông đến các vùng da bị tỳ đè. Hậu quả là khiến các tế bào vùng bị tì đè chết đi và tạo thành vết loét.

Loét tì đè là một trong những tình trạng điển hình thường gặp ở người già do thường xuyên nằm liệt 1 chỗ ít vận động
Loét tì đè là một trong những tình trạng điển hình thường gặp ở người già do thường xuyên nằm liệt 1 chỗ ít vận động

Với những trường hợp này nên được phát hiện và điều trị kịp thời. Bởi không sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vết loét lan rộng và tạo nên ổ loét. Nặng hơn nó có thể lan rộng và dẫn đến hoại tử và khó hồi phục.

Những vị trí hay bị loét do tì đè

Những vị trí loét phụ thuộc vào vị trí thường bị tì đè hay tư thế nằm. Tựu chung lại là ở vị trí xương cụt, bả vai, mạng sườn, gót chân.

Đối với người nằm ngửa

Vị trí bị loét thường là vùng xương chẩm vùng xương cụt, vùng khuỷu tay, vùng xương bả vai hay gót chân

Người nằm nghiêng

Thường bị loét vị trí vùng ngực, vùng da mắt cá chân, phía trong và ngoài đầu gối

Người bệnh hay ngồi

Đối với bệnh nhân hay ngồi do suy hô hấp thường vị trí loét sẽ là vùng da xung quanh xương chậu.

Cách chăm sóc vết loét tì đè ở người cao tuổi

Dưới đây là 1 số cách chăm sóc vết loét tì đè ở người cao tuổi:

Giảm áp lực cho vùng bị tì đè

Người nhà tốt nhất nên chuẩn bị cho người già những chiếc nệm mềm không nên dùng giường cứng. Người bệnh nên được thay đổi tư thế khoảng 1-2 giờ/ lần. Với mỗi tư thế nằm, nên kê cho người bệnh các gối mềm ở vị trí thích hợp để không bị tì đè. Bệnh nhân nằm ngửa thì kê gối ở thắt lưng, gót, khoeo…. Nằm nghiêng thì kê gối ở thắt lưng, gối, gót chân

Tăng cường quá trình lưu thông máu

Người nhà nên thường xuyên mát xa xoa bóp cho bệnh nhân. khi xoa bóp chú ý nhẹ nhàng chậm rãi, không gây tổn thương da. Quá trình này sẽ tăng cường lưu thông máu và cung cấp dinh dưỡng cho vùng tổn thương

Vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân

Ở vùng loét người bệnh cần được vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn để loại bỏ ổ nhiễm khuẩn. Đây là một trong những bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc vết loét tì đè ở người già. Cần vệ sinh tổng thể giữ cơ thể khô thoáng. Lau mồ hôi thường xuyên. Tại các vị trí tỳ đè cần được làm mát. Nên lau người thay quần áo thường xuyên. Đồng thời phòng bệnh nên khô thoáng, không ẩm mốc. Mục đích chính là hạn chế nhiễm khuẩn có thể dẫn đến loét hoại tử.

Cung cấp dinh dưỡng cho người cao tuổi

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người già bị loét tỳ đè
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người già bị loét tỳ đè

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người già bị loét tỳ đè. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương. Ngoài ra nó còn góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây được xem là một trong những mục không thể thiếu để hồi phục sức khỏe cho người bệnh

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn với nồng độ cũng như tác dụng khác nhau. Vì thế người chăm sóc cần lựa chọn 1 loại dung dịch sát khuẩn phù hợp vừa có tác dụng giảm đau lại kháng khuẩn cho bệnh nhân

Một số dung dịch bạn chọn cần phải đảm bảo các yếu tố như:

  • Kháng khuẩn phổ rộng, diệt sạch vi khuẩn, chặn nguy cơ lan rộng của vết loét
  • Không gây đau đớn, kích ứng cho bệnh nhân
  • Không làm cản trở quá trình lành thương

Trên đây chúng tôi vừa đề cập đến trường hợp Loét tì đè ở người cao tuổi và những điều cần biết. Loét tỳ đè gây đau đớn cũng như khó chịu cho bệnh nhân vì thế người nhà cần có cách chăm sóc hợp lí để hạn chế nguy cơ hoại tử.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *