Bỏng bô xe máy là một trong những tai nạn phổ biến trong cuộc sống. Nhất là đối với chị em phụ nữ hay mặc váy ngắn. Vậy bỏng bô có để lại sẹo không và làm sao để hạn chế sẹo do bỏng bô gây ra? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé.
Contents
Đặc điểm của bỏng bô
Bỏng bô là tình trạng bỏng nhiệt nóng. Đặc điểm của vết bỏng bô là diện tích nhỏ nhưng tổn thương thường nặng do nhiệt độ bô xe nóng. Nếu không được xử lý kịp thời đúng cách vết bỏng có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bỏng cấp độ 1
Vùng bỏng bị tổn thương lớp da biểu bì bên ngoài. Mắt thường có thể nhìn thấy vùng da bị bỏng đỏ ửng khi chạm vào chuyển sang màu trắng. Có thấy rát nhưng không có mủ nước cấp độ này là nhẹ nhất dễ điều trị và ít để lại sẹo.
Bỏng cấp độ 2
VÙng bỏng tổn thương ở cả lớp biểu bì lẫn trung bì. Song phần lớn lớp trung bì vẫn còn nguyên vẹn. Trên nền da viêm cấp tính có nốt phỏng chứa dịch vàng nhạt đáy phỏng có màu vàng ánh, dịch xuất hiện. Tổn thương bỏng biểu bì sẽ tự tái tạo bằng sự phân bào của lớp tế bào mầm trong thời gian từ 8-12 ngày sẽ lên da non và để lại nền da màu nhạt hơn vùng xung quanh
Bỏng cấp độ 3
Là loại bỏng nặng tổn thương cả lớp trung bì. Loại bỏng này tốt nhất phải đến ngay các cơ sở y tế để xử lí tránh tổn thương và nhiễm trùng.
Sơ cứu vết bỏng bô xe máy
Cách sơ cứu vết bỏng bô xe máy có vai trò vô cùng quan trọng vì nó sẽ hạn chế nguy cơ bị bỏng:
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
Ngay khi có cảm giác bị nóng rát do vùng da tiếp xúc với bô xe máy thì theo phản xạ tự nhiên sẽ tránh khỏi tác nhân gây bỏng. Tuy nhiên nếu bị kẹt bạn nên tránh ra xa càng sớm càng tốt sau đó cởi quần áo để vùng bị bỏng không bị dính vào vết thương.
Bước 2: Làm mát bằng nước
Hạ nhiệt vùng bị bỏng bô nhanh chóng bằng cách ngâm hoặc tưới nước sạch lên mát từ 16 đến 20 độ C. nên ngâm cho đến khi vết bỏng hết cảm giác nóng rát thường khoảng từ 15 đến 30 phút
Bước 3: làm sạch và băng bó
Có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vết bỏng hoặc cồn y tế thường dùng để loại bỏ dị vật. Sau đó dùng vải sạch khô băng bó vết thương nhẹ nhàng.
CHăm sóc vết thương bỏng bô thế nào để hạn chế sẹo
Tùy theo từng cấp độ bỏng mà sẽ có cách điều trị khác nhau để hạn chế sẹo cụ thể như sau:
Bỏng cấp độ 1
Vùng da bị tổn thương nhẹ nên có thể tự hồi phục sau khoảng 7-10 ngày mà không cần băng bó. Để tránh lại sẹo bạn có thể dùng gel nha đam trực tiếp bôi lên vết bỏng vài lần mỗi ngày. Nha đam chứa chất giúp sát khuẩn, làm mát và dịu da giúp vết bỏng hồi phục nhanh
Bỏng cấp độ 2
Đối với vết bỏng cấp độ 2 khi sơ cứu bạn bắt buộc phải làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch povidine 10% để loại bỏ vi khuẩn nấm. Chờ cho vết thương khô rồi hãy bôi thuốc mỡ, kem trị bỏng lên trên. Băng bó vết thương bằng gạc vô trùng lưu ý tuyệt đối không băng quá chặt vì nó sẽ làm sừng hóa da non để lại sẹo hoặc vết nhăn
Chờ đến khi phần da bỏng bong ra lộ 1 lớp da mới màu đỏ nằm dưới thì ngừng băng bó để vết thương nhanh khỏi
Bỏng cấp độ 3
Nếu bị bỏng quá nặng hoặc đối tượng bị bỏng là trẻ em thì bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức băng bó vết thương đúng cách. KHông nên tự ý xử lý vết thương tại nhà nếu không có đủ kiến thức cùng hiểu biết vì nó có thể gây hoại tử da và nhiễm trùng.
Việc vết bỏng bô xe máy có để lại sẹo không còn tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của từng người. Song việc xử lý vết bỏng bô đúng cách sẽ khiến cho vết bỏng hạn chế để lại sẹo.
Trên đây chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi bỏng bô có để lại sẹo không và Cách chăm sóc vết bỏng bô. Hy vọng sẽ giúp các bạn có được cách chăm sóc vết thương chuẩn và an toàn nhất