Bỏng nước sôi là một trong những tai nạn phổ biến hiện nay. Thế nhưng sơ cứu nó thế nào đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nếu như không được sơ cứu cũng như xử lý đúng có thể dẫn đến mất thẩm mỹ cũng như chất lượng sống của người bị nạn. Vậy khi bị bỏng nước sôi nên làm gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Contents
Bỏng nước sôi là gì?
Bỏng nước sôi là loại bỏng nhiệt xảy ra khi da tiếp xúc với nước nóng trên 49 độ C. Bỏng nước sôi ở cấp độ 1,2,3. Trong đó bỏng nước sôi độ 3 có thể gặp trong các trường hợp sau:
- Da gặp nước nóng 69 độ trong vòng 1 giây
- Da gặp nước nóng 65 độ trong vòng 2 giây
- Da gặp nước nóng 60 độ trong vòng 5 giây
- Da gặp nước nóng 56 độ trong vòng 15 giây
Triệu chứng của bỏng còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng:
Ở mức độ nhẹ triệu chứng giống với viêm da chỉ gây đau nhẹ sưng đỏ, Và có thể tự hồi phục sau 2-3 ngày
Mức độ trung bình: nốt phỏng nước xuất hiện bên trong có dịch vàng. Thường phải 10-14 ngày vết thương mới lành ở mức độ này bệnh nhân vẫn còn có cảm giác đau
Mức độ nặng: Phồng rộp, vết bỏng có dịch màu hồng đục. Đáy nốt phỏng có thể tím sẫm hoặc trắng. Người bị giảm cảm giác đau và có thể hồi phục trong khoảng 15-30 ngày. Nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương dây thần kinh và nhiều biến chứng khác.
Bị bỏng nước sôi có nguy hiểm không?
Bỏng nước sôi có thể gây nguy hiểm vì nó sẽ phá hủy các mô và tế bào. Cơ thể người bị nạn sẽ bị mất nước thậm chí là sốc nhiệt. Trong trường hợp nghiêm trọng những vết bỏng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Mức độ bỏng nguy hiểm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như;
- Nhiệt độ của nước: nước càng nóng càng dễ gây bỏng sâu
- Khoảng thời gian tiếp xúc càng dài càng nghiêm trọng
- Diện tích vùng bỏng liên quan đến nguy cơ nhiễm trùng
- Vị trí vết bỏng : bỏng vùng da non sẽ có nguy cơ để lại sẹo
Vì thế khi gặp bỏng nước sôi tốt nhất bạn nên bình tĩnh để sơ cứu ngay từ đầu vừa giảm nguy cơ hoại tử lại giảm nhiễm trùng.
Bị bỏng nước sôi cần làm gì?
Khi bị bỏng nước sôi bạn nên bình tĩnh thực hiện các điều sau;
Làm mát vết bỏng
Làm mát là cách hiệu quả để giúp da tránh bị rộp. Bạn hãy để tay dưới vòi nước chảy chầm chậm lên vết bỏng thực hiện trong vòng 30 phút đầu và khoảng 15-20 phút. Nước sạch sẽ làm giảm nhiệt, giảm đau, giảm sưng, diện tích và độ sâu vết thương. Tuyệt đối không nên dùng nước đá hoặc chất có dầu mỡ.
Nếu vết bỏng nước sôi bap phủ phần lớn cơ thể thì tốt nhất bạn đừng nên ngâm toàn bộ vết phỏng. Vì nó sẽ khiến bệnh nhân bị mất nhiệt và khiến vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Loại bỏ dị vật
Nhẹ nhàng tháo bỏ các vật cứng trên vùng da bị bỏng như giày dép, vòng, đồng hồ… trước khi vết bỏng bị sưng. Cởi bỏ trang sức hoặc quần áo để giảm nhiệt độ trên da. nếu các vật dụng bị dính vào vết bỏng không cố lấy mà hãy giữ nguyên.
Che vết bỏng
Để tránh vết bỏng bị nhiễm trùng thì bạn hãy che vết thương bằng băng gạc vô trùng. Có thể bôi thêm lên vết bỏng một lớp kem để giữ độ ẩm da. Da người bị hỏng háo nước nên việc giữ ẩm giúp hạn chế bị bóng nước, giảm đau tránh sẹo
Cần tiến hành thay băng mỗi ngày và rửa vết thương bằng nước muối sinh lý rồi tiếp tục bôi kem. Cần băng lại để tránh vết bỏng bị khô cho đến khi vết bỏng lành. Trường hợp vết bỏng bị phồng rộp cần tránh để vết bỏng bị bể nước chống nhiễm trùng
Giảm đau
Để giảm đau bạn có thể chườm mát bằng 1 miếng gạc hoặc khăn ướt sạch đặt lên vùng bỏng. Tiến hành chườm 5-15 phút nhưng không được chườm lạnh vì da quá nhạy cảm dễ kích ứng. Bỏng nước sôi cần có thời gian để chữa lành. Nhẹ thì vài ngày nặng thậm chí đến vài tháng
Đến bệnh viện
Trong trường hợp vết phỏng quá sâu và diện tích bỏng lớn thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị. Dấu hiệu bỏng nặng đó là sưng đỏ, đau nhiều và quanh vết bỏng có mô hoại tử. Các triệu chứng sốc hoặc nhiễm trùng….
Trên đây chúng tôi vừa giải đáp đến bạn câu hỏi Bị bỏng nước sôi nên làm gì để hạn chế biến chứng. Hy vọng sẽ giúp bạn có kinh nghiệm để xử lý tình huống bỏng hạn chế biến chứng.